Danh mục

NHÂN CÁCH (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.77 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3. Đặc điểm tâm lý (thuộc tính tâm lý cá nhân):- Là những nét tâm lý đặc biệt bền vững hình thành từ các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý, có cả yếu tố bẩm sinh hậu phát kết hợp liên quan chặt chẽ. Những quá trình và trạng thái tâm lý thường xuyên lặp lại trong những điều kiện sống và hoạt động nhất định của con người thì trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách, gọi là thuộc tính tâm lý cá nhân. - Các thuộc tính tâm lý cá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÂN CÁCH (Kỳ 2) NHÂN CÁCH (Kỳ 2) 3. Đặc điểm tâm lý (thuộc tính tâm lý cá nhân): - Là những nét tâm lý đặc biệt bền vững hình thành từ các quá trình tâm lývà trạng thái tâm lý, có cả yếu tố bẩm sinh hậu phát kết hợp liên quan chặt chẽ.Những quá trình và trạng thái tâm lý thường xuyên lặp lại trong những điều kiệnsống và hoạt động nhất định của con người thì trở thành đặc điểm tâm lý bền vữngcủa nhân cách, gọi là thuộc tính tâm lý cá nhân. - Các thuộc tính tâm lý cá nhân không trực tiếp phản ảnh các tác động bênngoài như kiểu các quá trình và trạng thái tâm lý, mà là kết quả của sự thống nhấtvà khái quát các quá trình và trạng thái tâm lý. Xuất hiện trên cơ sở các quá trìnhvà trạng thái tâm lý, các thuộc tính tâm lý cá nhân (đặc điểm tâm lý) đến lượt nólại có ảnh hưởng sâu sắc đối với các quá trình và trạng thái tâm lý. - Khi đã hình thành nhân cách thì mỗi quá trình tâm lý, mỗi trạng thái tâmlý đều có những nét đặc thù khiến cho một người này khác biệt với những ngườikhác. Đặc điểm tâm lý tuy cũng biến đổi nhưng bền vững hơn quá trình và trạngthái tâm lý. - Khi hoàn cảnh sống, điều kiện xã hội, môi trường rèn luyện của con ngườibiến đổi, cả khi thể chất biến đổi (từ trẻ thơ đến lúc tuổi già) thì thuộc tính tâm lýcũng biến đổi theo. - Sự phân biệt các quá trình, trạng thái, đặc điểm chỉ là một sự tách biệt đểphân tích khoa học. Trong thực tế thì quá trình, trạng thái và đặc điểm luôn luônquyện vào nhau, chi phối lẫn nhau, thể hiện đời sống tâm lý toàn vẹn của một conngười. a) Sự tương quan giữa các thành phần: - Quá trình tâm lý rất biến động. - Trạng thái tâm lý ít biến động hơn và kéo dài hơn. - Đặc điểm tâm lý thì bền vững. b) Tác động qua lại: - Trạng thái tâm lý làm nền cho quá trình tâm lý. - Đặc điểm tâm lý là do quá trình lặp đi lặp lại của quá trình tâm lý. c) Tầm quan trọng: Nhân cách đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiều rối loạn vàbệnh tâm thần vì thế cần phải nắm đặc điểm nhân cách của từng bệnh nhân. II. PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA NHÂN CÁCH 1. Xu hướng: - Xu hướng là ý định hướng tới mục tiêu nào đó có ý nghĩa đối với đời sốngcá nhân đó. Là sự hoạt động của cá nhân đó để đạt được mục đích trong thời giantương đối dài trong cả cuộc đời. Xu hướng có đặc tính biểu hiện qua hành động,được hình thành trong quá trình sống do điều kiện khoa học, văn hoá xã hội quyếtđịnh. - Xu hướng bao gồm nhiều thành phần: + Niềm tin và thế giới quan. + Nhu cầu và động cơ hoạt động. + Hứng thú, khuynh hướng, sở thích. + Lý tưởng a. Niềm tin và thế giới quan: - Niềm tin: là quan điểm, nhận thức của cá nhân về tự nhiên và xã hội màcá nhân đó đã thấm nhuần sâu sắc, cá nhân coi đó là chân lý duy nhất không có gìđáng nghi ngờ nữa. - Thế giới quan cá nhân là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc của cá nhântrong xem xét và giải quyết những vấn đề của hiện thực và của bản thân. Thế giới quan cá nhân là sự phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ảnh này đượcthực hiện trực tiếp trong điều kiện sống và trong các mối quan hệ muôn màu muônvẻ của cá nhân trong quá trình sống và hoạt động. Vì vậy thế giới quan cá nhânchịu sự chi phối trực tiếp của thế giới quan xã hội. Ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, của quan hệ gia đình và xã hội tác độngtrực tiếp đến sự hình thành và phát triển thế giới quan và lý tưởng của cá nhân.Thông qua điều kiện sống của gia đình, qua việc xem xét thái độ, cử chỉ của nhữngngười thân và qua sự giao tiếp với những người xung quanh... Mỗi cá nhân tiếpthu và phê phán các sự kiện xảy ra trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả nhữngđiều kiện đó đều ghi lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi cá nhân và dần dần hình thànhở họ những biểu tượng, những mẫu người lý tưởng, cũng như những quy chuẩnđạo đức, những quan điểm và lẽ sống của cá nhân đối với mọi người và đối vớibản thân. Trong sự tác động của xã hội đối với việc hình thành thế giới quan và lýtưởng cá nhân, nhà trường có vai trò rất quan trọng. Bởi vì nhà trường cung cấpmột hệ thống kiến thức về qui luật của tự nhiên và của xã hội, tạo điều kiện cơ bảncho mỗi cá nhân hình thành nên những quan điểm và xác định lý tưởng của mình. Ảnh hưởng của xã hội, tác động của giáo dục có vai trò rất quan trọng,nhưng yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển thế giới quan của cá nhân làsự hoạt động rèn luyện của mỗi cá nhân. Bởi vì việc hình thành thế giới quan và lýtưởng cá nhân không phải chỉ là sự tiếp thu kiến thức ở nhà trường, tiếp thu kinhnghiệm của người khác mà điều cơ bản là phải biến được những kiến thức đóthành quan điểm, thành niềm tin của cá nhân. Đây là một quá trình rèn luyện, thểnghiệm bản thân lâu dài, phức tạp. ...

Tài liệu được xem nhiều: