Danh mục

NHÂN CÁCH (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.79 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhu cầu và động cơ hoạt động: - Nhu cầu là sự cần thiết, sự đòi hỏi mà con người thấy cần phải có, và cần được thoả mãn để tiếp tục phát triển sự sống. Con người cũng có nhu cầu tự nhiên như động vật (bản năng sinh dục, tự vệ, ăn uống) đưa 14 nhu cầu của con người, nhưng khác nhau ở nội dung và phương thức thoả mãn, ở người còn có nhu cầu cao cấp: như nghệ thuật...- Động cơ hoạt động: nhu cầu được phản ảnh trong chủ quan bằng nguyện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÂN CÁCH (Kỳ 3) NHÂN CÁCH (Kỳ 3) II. PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA NHÂN CÁCH (tt): b. Nhu cầu và động cơ hoạt động: - Nhu cầu là sự cần thiết, sự đòi hỏi mà con người thấy cần phải có, và cầnđược thoả mãn để tiếp tục phát triển sự sống. Con người cũng có nhu cầu tự nhiênnhư động vật (bản năng sinh dục, tự vệ, ăn uống) đưa 14 nhu cầu của con người,nhưng khác nhau ở nội dung và phương thức thoả mãn, ở người còn có nhu cầucao cấp: như nghệ thuật... - Động cơ hoạt động: nhu cầu được phản ảnh trong chủ quan bằng nguyệnvọng, xu thế, còn một nhân tố nữa để thúc đẩy hoạt động đó là động cơ: . Động cơ đơn giản: là những động cơ được thực hiện trong thời gianngắn. . Động cơ phức tạp: là động cơ có nhiều mục đích, nhiều hành vi và phảithực hiện trong nhiều năm. Hành vi bề ngoài có vẻ giống nhau nhưng động cơkhác nhau. Ví dụ: học đàn: vì yêu văn nghệ, vì người yếu, vì tự ái … c. Khuynh hướng, sở thích, hứng thú: - Hứng thú là biểu hiện của xu hướng và nhận thức với sự vật và hiện tượngthực tế thường xuyên: hướng ý thức vào đối tượng hứng thú và ít nhiều có hoạtđộng theo xu hướng đó. Đặc điểm của hứng thú là làm cho hoạt động được tích cực, làm việc cósáng tạo, hứng thú kèm theo cảm xúc dễ chịu làm việc không thấy mệt mỏi, làmhăng say và hấp dẫn người khác. - Khuynh hướng: là biểu hiện của xu hướng trong hoạt động có liên quanchặt chẽ với hứng thú. Có thể có hứng thú nhưng chưa chắc đã có khuynh hướng,nhưng có khuynh hướng thì tất có hứng thú. - Sở thích: là biểu hiện của xu hướng dưới hình thức nhận xét chủ quanthường có màu sắc thẩm mỹ. Có sở thích về mặt vật chất, tâm thần thường liênquan đến khuynh hướng, hứng thú. d. Lý tưởng cá nhân: - Là nét đặc trưng nhất trong tâm lý cá nhân, là mục tiêu của cuộc sốngđược phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực vàhoàn chỉnh, có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trongmột thời gian dài để vươn tới mục tiêu đó. - Là biểu hiện của xu hướng về mặt mục tiêu cao đẹp mà con người muốnvươn tới: Lý tưởng là cái vì nó người ta sống và dưới ánh sáng của nó người tahiểu được cuộc đời. - Đặc điểm của lý tưởng là biểu hiện cao nhất của xu hướng vì nó mà ngườita vươn tới mà huy động năng lực mạnh nhất của tâm thần. - Là nhân tố tích cực nhất quyết định phương hướng hoạt động. 2. Khí chất: 2.1. Định nghĩa: Khí chất là một thuộc tính tâm lý cá nhân rất phức tạp, nólà hình thức biểu hiện của mọi hoạt động tâm lý của con người. Nếu hiện tượngtâm lý ở mỗi người đều phải thông qua đặc điểm riêng của người đó thì khí chấtbộc lộ rõ nét nhất những sắc thái của cá nhân, khiến cho sự khác biệt giữa ngườinày với người kia càng nổi bật luôn. Khí chất là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động thần kinhtương đối bền vững của cá nhân. Khí chất là động lực của toàn bộ hành vi cá nhân,là đặc trưng chung nhất về cường độ, tốc độ, nhịp độ hoạt động tâm lý của conngười. 2.2. Phân loại: Theo Hypocrat ở người có 4 loại khí chất mà sau này người ta chuyển ra4 loại tương đương: - Loại máu nóng? - Loại hăng hái (hoạt). - Loại chất nhờn? - Loại bình thản (trầm). - Loại mật vàng? - Loại nóng nảy . - Loại mật đen? - Loại ưu tư (yếu). Theo quan điểm của Paplov: Khí chất là đặc trưng chung nhất của hành vicon người, đặc trưng này biểu hiện những thuộc tính của hoạt động thần kinh. Chonên cơ sở sinh lý của khí chất chính là kiểu hoạt động thần kinh cao cấp của conngười. Bằng phương pháp phản xạ có điều kiện Paplov đã khám phá những quyluật của hoạt động thần kinh cao cấp và những thuộc tính cơ bản của quá trìnhthần kinh. Những thuộc tính cơ bản đó là: a) Cường độ của quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế.Cường độ của quá trình thần kinh là chỉ số năng lực làm việc của các tế bào thầnkinh và của hệ thần kinh nói chung. Hệ thần kinh mạnh chịu đựng được rất nhiềutác động trong một thời gian dài, còn hệ thần kinh yếu trong những điều kiện đó sẽbị nứt vỡ. b) Sự cân bằng của quá trình thần kinh. Tính cân bằng là sự cân đối nhấtđịnh giữa các quá trình hưng phấn và ức chế. Những quá trình này có thể cân bằngnhưng cũng có thể không cân bằng. Một quá trình này có thể mạnh hơn quá trìnhkia. ...

Tài liệu được xem nhiều: