Thông tin tài liệu:
Một cuộc thảo luận sôi nổi xoay quanh chủ đề “Nhân cách thương hiệu” vừa được diễn ra tại TP.HCM, với sự tham gia của nhiều diễn giả là các chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trên thương trường và giới báo chí. PCDN ghi lại ý kiến của các vị khách mời dưới đây
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân cách thương hiệu người tiêu dùng Nhân cách thương hiệungười tiêu dùngMột cuộc thảo luận sôi nổi xoay quanh chủ đề “Nhân cách thươnghiệu” vừa được diễn ra tại TP.HCM, với sự tham gia của nhiềudiễn giả là các chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trên thươngtrường và giới báo chí. PCDN ghi lại ý kiến của các vị khách mờidưới đây:Ngô Đình Thế Thảo - Giám đốc tiếp thị công ty Cổ phần Đầu tư -Xây dựng Bình Chánh (BCCI)Tiến sĩ Trần Sĩ Chương - Chuyên gia tư vấn chiến lượcÔng Nguyễn Thiện - Giám đốc công ty Truyền thông Tiêu ĐiểmÔng Nguyễn Vĩnh Thái - Tổng giám đốc công ty Xã hội RồngViệt ValuesNhân cách thương hiệu được hình thành từ những giá trịtích cực do doanh nghiệp tạo nên, phù hợp với lợi ích chungkhông chỉ khách hàng mà còn phục vụ cho lợi ích chung củacộng đồng.Ông Ngô Đình Thế ThảoGiám đốc tiếp thị, công ty Nói đến Nhân cách thương hiệu là nói cổ phần Đầu tư - Xây về tính nhân bản của thương hiệu.dựng Bình Chánh (BCCI) Nhân cách thương hiệu thể hiện văn hóa của doanh nghiệp và ứng xử củadoanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng. Mục đích việcxây dựng Nhân cách thương hiệu được hiểu đơn giản là tối đahóa lợi ích của khách hàng và lợi nhuận lâu dài của doanhnghiệp. Để được gọi là một thương hiệu có nhân cách, doanhnghiệp phải cam kết trước khách hàng và cộng đồng, quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp luôn tôn trọng những cam kết đó.Một cách nhìn khác thì Nhân cách thương hiệu được hình thànhtừ những giá trị tích cực do doanh nghiệp tạo nên, phù hợp vớilợi ích chung không chỉ khách hàng mà còn phục vụ cho lợi íchchung của cộng đồng.Nói chung, doanh nghiệp làm ra một sản phẩm có lợi cho ngườitiêu dùng và xã hội thì sẽ tồn tại lâu dài. Xu hướng hiện nay, mộtsản phẩm phải đáp ứng được yếu tố văn hóa - xã hội (ví dụnhững sản phẩm thân thiện với môi trường), có như vậy thìthương hiệu mới được xã hội chấp nhận và tồn tại lâu dài. Đểngười tiêu dùng biết được những yếu tố tích cực của Nhân cáchthương hiệu, các doanh nghiệp ngoài việc quảng bá theo đúngpháp luật, còn phải tự giác đặt mục tiêu lâu dài, giúp người tiêudùng ý thức về sản phẩm. Đây là một cuộc vận động từ 3 phía:người tiêu dùng, nhà nước và nhà sản xuất. Nhà nước phải nóirõ lợi ích, vận động doanh nghiệp và người tiêu dùng theo nhữngcách phù hợp và những vấn đề vi mô một cách khả thi (ví dụ nhưvận động nhân dân không dùng bao ny-lon thì phải cung cấp baogiấy cho họ sử dụng).Ở khía cạnh doanh nghiệp, khi nhận nhiều lợi nhuận, thì chia sẻlại với người khác thông qua những việc làm từ thiện. Đã hứa thìphải làm. Mình làm hôm nay để có lợi cho ngày mai. Đó mới làkinh doanh thực sự.Khi ý thức được thế nào là Nhân cách thương hiệu, ngườitiêu dùng sẽ chọn nên mua cái gì mình cần và vì giá trị nhânbản của thương hiệu đó.Nhân cách thương hiệu có thể đượchiểu là phong cách kinh doanh có giátrị xã hội và tính nhân bản cao. Nhâncách thương hiệu theo định nghĩa nàychỉ được phổ biến, nếu người tiêudùng có ý thức tích cực hơn và đòi hỏigiá trị nhân bản của sản phẩm bên Tiến sĩ Trần Sĩ Chươngcạnh vai trò của người tiêu dùng. Chuyên gia tư vấn chiến lượcĐể người tiêu dùng biết rõ hơn vềNhân cách thương hiệu thì khâu quảng bá rất quan trọng. Quảngbá hiệu quả không chỉ tạo dựng được lòng tin với người tiêudùng, mà còn nâng được tầm nhận thức của người tiêu dùng vềgiá trị nhân bản của thương hiệu.Khi ý thức được thế nào là Nhân cách thương hiệu, người tiêudùng sẽ chọn nên mua cái gì mình cần và vì giá trị nhân bản củathương hiệu đó. Ví dụ, khi chọn mua giữa 2 sản phẩm dầu gộiđầu, tôi sẽ chọn loại không dùng hóa chất nhiều và từ một công tycó chính sách đãi ngộ tốt cho người lao động.Sức mạnh của cộng đồng người tiêu dùng buộc các nhà sảnxuất phải luôn chú tâm đến quyền lợi của công chúng.Ông Nguyễn Thiện - Giámđốc công ty Truyền thông Nhân cách thương hiệu là một cụm từ Tiêu Điểm mới trong thời gian gần đây nhưng nội dung không mới, vì từ lâu đã có nhiềudoanh nghiệp ý thức được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,tạo nên những thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, đây luôn là mộtviệc đáng làm, cần mở rộng.Để biến ý tưởng thành chương trình xã hội trên thực tế cần cónhiều điều kiện khách quan và chủ quan, ở đây chỉ xin nêu mấyđiều cốt yếu:Khách quan: Đó là sự phát triển của xã hội dân sự, trong đóquyền lực của người tiêu dùng phải được đề cao. Chỉ khi nàongười tiêu dùng có thể cùng nhau tẩy chay các doanh nghiệp cóhành vi vi phạm lợi ích cộng đồng thì khi đó, người tiêu dùng mớithể hiện được quyền lực thực sự. Muốn vậy, người tiêu dùng cầnđược thông qua các tổ chức xã hội dân sự để thành sức mạnh.Chủ quan: Các nhà tổ chức chương trình phải đưa ra tiêu chí đểcông nhận như thế nào là thương hiệu có nhân cách. Tuy nhiên,khó nhấ ...