Danh mục

Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy.

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.79 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy: Hiểu kết quả xét nghiệmNguyễn Văn Tuấn Vấn đề sử dụng điện não đồ để “chẩn đoán” nghiện ma túy đang được xã hội quan tâm, vì hệ quả khôn lường của nó. Người viết bài này không phải là một chuyên gia về vấn đề nghiện ma túy hay điện biểu đồ, nên sẽ không dám lạm bàn sự thích hợp của phương pháp xét nghiệm, mà chỉ muốn nhân cơ hội để bàn về một khía cạnh gần gũi với bệnh nhân (và bác sĩ) hơn: cách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy. Nhân câu chuyện điện não đồ xét nghiệm nghiện ma túy: Hiểu kết quả xét nghiệm Nguyễn Văn TuấnVấn đề sử dụng điện não đồ để “chẩn đoán” nghiện ma túy đang được xãhội quan tâm, vì hệ quả khôn lường của nó. Người viết bài này không phảilà một chuyên gia về vấn đề nghiện ma túy hay điện biểu đồ, nên sẽ khôngdám lạm bàn sự thích hợp của phương pháp xét nghiệm, mà chỉ muốnnhân cơ hội để bàn về một khía cạnh gần gũi với bệnh nhân (và bác sĩ)hơn: cách hiểu kết quả một xét nghiệm, và diễn dịch nó như thế nào.Giới y học Tây phương thường ví chẩn đoán như là một bản án (adiagnosis is a sentence). Trong khi bác sĩ có thể hài lòng vì đã tìm đượcbệnh và đặt tên cho căn bệnh, nhưng bệnh nhân phải sống suốt đời với“bản án” đó, và trong nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tìm đến cái chết.Câu nói ví von đó đã thành sự thật bi thảm qua trường hợp một giáo viênở Sơn La đã tự vẫn vì bị chẩn đoán là nghiện ma túy (Lao Động28/8/2006) và nhiều trường hợp công chức mất việc chỉ vì xét nghiệm điệnnão đồ cho ra kết quả dương tính.Tất cả những trường hợp trên xảy ra chỉ vì một số bác sĩ và giới chức y tếvà chính quyền địa phương tin rằng một kết quả xét nghiệm điện não đồdương tính có nghĩa là đối tượng nghiện ma túy hay đang sử dụng ma túy.Nhưng rất tiếc đó là một hiểu lầm rất tai hại. Nói một cách ngắn gọn: mộtkết quả dương tính của bất cứ một phương pháp xét nghiệm nào, kể cảđiện não đồ, không có nghĩa là nghiện ma túy hay đang sử dụng ma túy.Để giải thích cho phát biểu trên rõ ràng hơn, chúng ta có thể xem xét cáctình huống sau đây. Trong thực tế, một cá nhân hoặc l à bị nghiện (hayđang sử dụng ma túy), hoặc là không nghiện (không sử dụng ma túy). Kĩthuật xét nghiệm chỉ là một phương pháp gián tiếp mà thôi, chứ không thểphản ảnh chính xác tình trạng của một đối tượng. Ở mức độ đơn giản mộtphương pháp xét nghiệm cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính. Do đó,chúng ta có 4 tình huống có thể xảy ra trong thực tế: 1. Đối tượng sử dụng ma túy, và kết quả xét nghiệm là dương tính. Đây là tình huống dương tính thật; 2. Đối tượng sử dụng ma túy, và kết quả thử nghiệm là âm tính. Đây là tình huống âm tính thật; 3. Đối tượng không sử dụng ma túy, nhưng kết quả xét nghiệm là dương tính. Đây là tình huống dương tính giả; và 4. Đối tượng sử dụng ma túy, nhưng kết quả xét nghiệm là âm tính. Đây là tình huống âm tính giả.Nếu một phương pháp xét nghiệm hoàn hảo thì tình huống 3 và 4 sẽkhông xảy ra. Nhưng trong thực tế, không có một phương pháp xétnghiệm nào, dù tinh vi đến đâu đi nữa, là hoàn hảo và chính xác tuyệt đốicả. Ngay cả kĩ thuật quang tuyến X để chẩn đoán ung thư vú(mammography) và xét nghiệm bệnh SIDA cũng không chính xác tuyệtđối! Do đó, người ta buộc phải chấp nhận một số sai sót. Chẳng hạn nhưmột phương pháp xét nghiệm có triển vọng ứng dụng trong lâm sàng phảicó tỉ lệ dương tính thật và âm tích thật trên 85%. Nếu ứng dụng trong mộtquần thể rộng hơn thì hai tỉ lệ này phải trên 90%. Thông thường, mộtphương pháp xét nghiệm trước khi đem vào ứng dụng cho một quần thểlớn, các tỉ lệ này cần phải được xác định trên nhiều quần thể độc lập, chứkhông phải một nghiên cứu đơn lẻ được.Trong tình huống 1 và 2, kết quả xét nghiệm phù hợp với thực tế, cho nênkhông có vấn đề gì. Tuy nhiên tình huống 3 có lẽ là tình trạng mà một sốngười ở Sơn La đang bị hàm oan. Còn tình huống 4 thì chúng ta chưa biếtbao nhiêu, vì có thể người có kết quả âm tính nhưng trong thực tế có sửdụng ma túy sẽ chẳng bao giờ phàn nàn với các cơ quan chức năng!Đối với đối tượng được xét nghiệm và bác sĩ, câu hỏi đặt ra là nếu kết quảlà dương tính thì xác suất mà đối tượng sử dụng ma túy là bao nhiêu? Hỏicách khác: trong số những người có kết quả xét nghiệm dương tính, baonhiêu người thật sự nghiện ma túy. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cầnphải biết ba thông số: thứ nhất l à tỉ lệ sử dụng ma túy trong một cộngđồng; thứ hai là tỉ lệ dương tính thật; và thứ ba là tỉ lệ dương tính giả.Chúng ta biết rằng Sơn La hiện nay có khoảng 1% người nghiện ma túy(Lao Động 28/08/2006).Nhưng chúng ta chưa biết độ chính xác của phương pháp điện não đồ làbao nhiêu. Nói cách khác, chúng ta chưa bi ết bao nhiêu phần trăm kết quảxét nghiệm là dương tính thật và bao nhiêu phầm trăm là dương tính giả?Kinh nghiệm từ các phương pháp xét nghiệm tinh vi như quang tuyến X đểtruy tìm ung thư vú cho thấy tỉ lệ dương tính thật là khoảng 95% và tỉ lệdương tính giả khoảng 4%.Nếu kĩ thuật điện não đồ đạt được độ chính xác như trên, chúng ta có thểtrả lời câu hỏi trên khá dễ dàng qua một ví dụ như sau: Giả dụ như một cộng đồng với 10.000 người, và với tỉ lệ sử  dụng ma túy 1%, chúng ta biết rằng có 100 ng ười thật sự sử dụng ma túy và 9.900 người không sử dụng ma túy; Nếu 100 ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: