Nhận dạng lợi ích gắn với nghĩa vụ trong quan hệ kết ước - kinh nghiệm của Anh và Pháp
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 285.79 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong tư thế bình đẳng và với ý thức tự nguyện, bên giao kết hợp đồng tham gia vào quan hệ kết ước trong khuôn khổ tìm kiếm một hoặc nhiều lợi ích nào đó. Việc nhận dạng, xác định bản chất của lợi ích mà bên kết ước theo đuổi được người làm luật coi là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng của quan hệ kết ước được xác lập, từ đó, có thái độ phù hợp trong việc điều chỉnh quan hệ ấy bằng luật. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận dạng lợi ích gắn với nghĩa vụ trong quan hệ kết ước - kinh nghiệm của Anh và PhápNhận dạng lợi ích gắn với nghĩavụ trong quan hệ kết ước - kinh nghiệm của Anh và Pháp 1. Dẫn nhập Trong tư thế bình đẳng và với ý thức tự nguyện, bên giao kết hợpđồng tham gia vào quan hệ kết ước trong khuôn khổ tìm kiếm một hoặcnhiều lợi ích nào đó. Việc nhận dạng, xác định bản chất của lợi ích màbên kết ước theo đuổi được người làm luật coi là một trong những căncứ để đánh giá chất lượng của quan hệ kết ước được xác lập, từ đó, cóthái độ phù hợp trong việc điều chỉnh quan hệ ấy bằng luật. Một hợpđồng được giao kết nhằm tìm kiếm các lợi ích trái pháp luật, phi đạođức không xứng đáng được hưởng sự bảo đảm thi hành bằng sức mạnhcủa luật pháp, công lực. Tuy nhiên, tìm hiểu ý chí nội tâm của bên kết ước, xem họ mongmuốn gì khi xác lập một giao kèo, là việc không đơn giản, nếu khôngmuốn nói là rất khó. Vào thời La Mã cổ đại, người làm luật cũng nhưthẩm phán không quan tâm đến chuyện tìm hiểu căn cơ đích thực củanghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ có nguồn gốc từ hợp đồng1: chỉ cần đượcxác lập phù hợp với các quy định của pháp luật, thì hợp đồng có hiệulực ràng buộc; người ta không cần biết vì lý do gì hợp đồng được giaokết. Đến thời Trung Cổ, luật giáo hội mới bắt đầu cân nhắc việc sàng lọc,phân loại các cam kết dựa theo ý chí của bên kết ước. Trong điều kiệnviệc xác định ý chí nội tâm gặp khó khăn, người làm luật chủ trươngtìm kiếm các yếu tố được cho là sự bộc lộ, là biểu hiện bề ngoài của ýchí đó. Có hai yếu tố chính được ghi nhận: tính liên kết giữa các nghĩavụ và động cơ xác lập nghĩa vụ. Tư tưởng chủ đạo là một mặt, một bênkhông phải giữ lời hứa của mình nếu bên kia không giữ lời hứa của họ;mặt khác, mục tiêu của việc xác lập quan hệ kết ước phải phù hợp vớiđạo đức. Nhiều quy tắc đã được xây dựng từ tư tưởng đó, cho phép vôhiệu hoá các hợp đồng bất bình đẳng hoặc được giao kết nhằm mụcđích bất chính, phi đạo đức, như hợp đồng để giết người, cướp của, lừalọc, mua bán đồ cấm,… Các nền văn hoá pháp lý, xuất phát những cách tiếp cận không giốngnhau khi xem xét bản chất của quan hệ kết ước, đã đi đến chỗ xây dựngnhững hệ thống giải pháp khác nhau đối với bài toán nhận dạng lợi ích,từ đó đánh giá chất lượng của hợp đồng. Thử nêu ra dưới đây kinhnghiệm đúc kết trong luật của Anh và luật của Pháp. 2. Luật của Anh 2.1. Vật đánh đổi2 Khái niệm. Vật đánh đổi (valuable consideration) - (VĐĐ) là mộtkhái niệm rất riêng của luật Anh - Mỹ mà việc mô tả bằng ngôn ngữcủa các hệ thống pháp lý khác không phải là việc đơn giản. Tư tưởngchủ đạo là: một vật có giá trị kinh tế được chuyển giao, một việc manglại lợi ích kinh tế được thực hiện phải nhằm đổi lấy một vật, một việckhác; một lời hứa được giữ chỉ vì một lời hứa khác - cũng phải đượcgiữ: lời hứa này là VĐĐ của lời hứa kia. Nếu không được xây dựngdựa vào tư tưởng chủ đạo đó, thì một cam kết không thể phát sinh hiệulực pháp luật. Một hợp đồng mua bán được phân tích thành một camkết chuyển quyền sở hữu tài sản đổi lấy một cam kết trả tiền mua tàisản. Từ quan niệm ban đầu đó, luật của Anh xây dựng quan niệm tiếp đốitrọng về “lời hứa suông” (bare promise), là một lời hứa được đưa rakhông nhằm đổi lấy một lời hứa khác của người đối tác. Lời hứa suông,trong luật của Anh, không có hiệu lực pháp luật: một người hứa tặngcho một người khác một tài sản; người được hứa tặng cho không thểyêu cầu buộc người hứa tặng cho chuyển giao tài sản cho mình. Mộtcách ngoại lệ, nếu một lời hứa được ghi nhận trong một chứng thư(deed) hoặc trở thành một điều ràng buộc, thì lời hứa có thể có hiệu lựcbắt buộc thi hành. Một trong những ví dụ về tầm quan trọng của việcxác định VĐĐ có thể được hình dung như sau: A hứa với B rằng nếu Bthực hiện một công việc, thì A sẽ trả tiền cho C; B thực hiện công việc,nhưng A lại không trả tiền cho C; C không có quyền kiện A, bởi Ckhông có một lời hứa nào đánh đổi với lời hứa của A; đáng lý ra B cóquyền kiện A, nhưng ở đây B lại không có lý do trực tiếp để làm việcđó. Lý thuyết về VĐĐ trong luật hợp đồng của Anh là một lý thuyết rấttrừu tượng và phức tạp mà việc áp dụng trong thực tiễn là công việc tếnhị đối với thẩm phán. VĐĐ không thể gắn với một chuyện đã rồi. VĐĐ có thể được xếpthành ba nhóm: sẽ được (executory), được (executed) hoặc đã đi vàoquá khứ (past). VĐĐ sẽ được là một lới hứa về một việc sẽ được thựchiện trong tương lai, ví dụ, sẽ trả một số tiền để đổi lấy một tài sản sẽđược giao. VĐĐ được là vật được giao, việc được thực hiện để đổi lấymột vật, một việc khác. VĐĐ đã đi vào quá khứ là một việc đã làmhoặc một lời hứa đã được đưa ra không với ý định kết ước. Các VĐĐsẽ được và được là những VĐĐ có giá trị. VĐĐ đã đi vào quá khứkhông có giá trị: A cứu B khỏi chết đuối; sau khi được vớt lên, B hứasẽ thưởng cho A một số tiền; cuối cùng, B không thưởng; A không thểkiện B để yêu cầu buộc B trả thưởng, bởi việc A cứu B - VĐĐ - là việcđã rồi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận dạng lợi ích gắn với nghĩa vụ trong quan hệ kết ước - kinh nghiệm của Anh và PhápNhận dạng lợi ích gắn với nghĩavụ trong quan hệ kết ước - kinh nghiệm của Anh và Pháp 1. Dẫn nhập Trong tư thế bình đẳng và với ý thức tự nguyện, bên giao kết hợpđồng tham gia vào quan hệ kết ước trong khuôn khổ tìm kiếm một hoặcnhiều lợi ích nào đó. Việc nhận dạng, xác định bản chất của lợi ích màbên kết ước theo đuổi được người làm luật coi là một trong những căncứ để đánh giá chất lượng của quan hệ kết ước được xác lập, từ đó, cóthái độ phù hợp trong việc điều chỉnh quan hệ ấy bằng luật. Một hợpđồng được giao kết nhằm tìm kiếm các lợi ích trái pháp luật, phi đạođức không xứng đáng được hưởng sự bảo đảm thi hành bằng sức mạnhcủa luật pháp, công lực. Tuy nhiên, tìm hiểu ý chí nội tâm của bên kết ước, xem họ mongmuốn gì khi xác lập một giao kèo, là việc không đơn giản, nếu khôngmuốn nói là rất khó. Vào thời La Mã cổ đại, người làm luật cũng nhưthẩm phán không quan tâm đến chuyện tìm hiểu căn cơ đích thực củanghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ có nguồn gốc từ hợp đồng1: chỉ cần đượcxác lập phù hợp với các quy định của pháp luật, thì hợp đồng có hiệulực ràng buộc; người ta không cần biết vì lý do gì hợp đồng được giaokết. Đến thời Trung Cổ, luật giáo hội mới bắt đầu cân nhắc việc sàng lọc,phân loại các cam kết dựa theo ý chí của bên kết ước. Trong điều kiệnviệc xác định ý chí nội tâm gặp khó khăn, người làm luật chủ trươngtìm kiếm các yếu tố được cho là sự bộc lộ, là biểu hiện bề ngoài của ýchí đó. Có hai yếu tố chính được ghi nhận: tính liên kết giữa các nghĩavụ và động cơ xác lập nghĩa vụ. Tư tưởng chủ đạo là một mặt, một bênkhông phải giữ lời hứa của mình nếu bên kia không giữ lời hứa của họ;mặt khác, mục tiêu của việc xác lập quan hệ kết ước phải phù hợp vớiđạo đức. Nhiều quy tắc đã được xây dựng từ tư tưởng đó, cho phép vôhiệu hoá các hợp đồng bất bình đẳng hoặc được giao kết nhằm mụcđích bất chính, phi đạo đức, như hợp đồng để giết người, cướp của, lừalọc, mua bán đồ cấm,… Các nền văn hoá pháp lý, xuất phát những cách tiếp cận không giốngnhau khi xem xét bản chất của quan hệ kết ước, đã đi đến chỗ xây dựngnhững hệ thống giải pháp khác nhau đối với bài toán nhận dạng lợi ích,từ đó đánh giá chất lượng của hợp đồng. Thử nêu ra dưới đây kinhnghiệm đúc kết trong luật của Anh và luật của Pháp. 2. Luật của Anh 2.1. Vật đánh đổi2 Khái niệm. Vật đánh đổi (valuable consideration) - (VĐĐ) là mộtkhái niệm rất riêng của luật Anh - Mỹ mà việc mô tả bằng ngôn ngữcủa các hệ thống pháp lý khác không phải là việc đơn giản. Tư tưởngchủ đạo là: một vật có giá trị kinh tế được chuyển giao, một việc manglại lợi ích kinh tế được thực hiện phải nhằm đổi lấy một vật, một việckhác; một lời hứa được giữ chỉ vì một lời hứa khác - cũng phải đượcgiữ: lời hứa này là VĐĐ của lời hứa kia. Nếu không được xây dựngdựa vào tư tưởng chủ đạo đó, thì một cam kết không thể phát sinh hiệulực pháp luật. Một hợp đồng mua bán được phân tích thành một camkết chuyển quyền sở hữu tài sản đổi lấy một cam kết trả tiền mua tàisản. Từ quan niệm ban đầu đó, luật của Anh xây dựng quan niệm tiếp đốitrọng về “lời hứa suông” (bare promise), là một lời hứa được đưa rakhông nhằm đổi lấy một lời hứa khác của người đối tác. Lời hứa suông,trong luật của Anh, không có hiệu lực pháp luật: một người hứa tặngcho một người khác một tài sản; người được hứa tặng cho không thểyêu cầu buộc người hứa tặng cho chuyển giao tài sản cho mình. Mộtcách ngoại lệ, nếu một lời hứa được ghi nhận trong một chứng thư(deed) hoặc trở thành một điều ràng buộc, thì lời hứa có thể có hiệu lựcbắt buộc thi hành. Một trong những ví dụ về tầm quan trọng của việcxác định VĐĐ có thể được hình dung như sau: A hứa với B rằng nếu Bthực hiện một công việc, thì A sẽ trả tiền cho C; B thực hiện công việc,nhưng A lại không trả tiền cho C; C không có quyền kiện A, bởi Ckhông có một lời hứa nào đánh đổi với lời hứa của A; đáng lý ra B cóquyền kiện A, nhưng ở đây B lại không có lý do trực tiếp để làm việcđó. Lý thuyết về VĐĐ trong luật hợp đồng của Anh là một lý thuyết rấttrừu tượng và phức tạp mà việc áp dụng trong thực tiễn là công việc tếnhị đối với thẩm phán. VĐĐ không thể gắn với một chuyện đã rồi. VĐĐ có thể được xếpthành ba nhóm: sẽ được (executory), được (executed) hoặc đã đi vàoquá khứ (past). VĐĐ sẽ được là một lới hứa về một việc sẽ được thựchiện trong tương lai, ví dụ, sẽ trả một số tiền để đổi lấy một tài sản sẽđược giao. VĐĐ được là vật được giao, việc được thực hiện để đổi lấymột vật, một việc khác. VĐĐ đã đi vào quá khứ là một việc đã làmhoặc một lời hứa đã được đưa ra không với ý định kết ước. Các VĐĐsẽ được và được là những VĐĐ có giá trị. VĐĐ đã đi vào quá khứkhông có giá trị: A cứu B khỏi chết đuối; sau khi được vớt lên, B hứasẽ thưởng cho A một số tiền; cuối cùng, B không thưởng; A không thểkiện B để yêu cầu buộc B trả thưởng, bởi việc A cứu B - VĐĐ - là việcđã rồi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quan hệ kết ước Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 309 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 246 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 128 0 0 -
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 119 0 0 -
30 trang 118 0 0