Nhịp nhanh xoang (Sinus Tachycardia): - Xem tại DII. - Sóng P và PR bình thường. - Tần số 100l/p khi nghỉ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện 1 số loạn nhịp trên ECG Nhận diện 1 số loạn nhịp trên ECG 1. Các loạn nhịp trên thất:1.1. Nhịp nhanh xoang (Sinus Tachycardia):- Xem tại DII.- Sóng P và PR bình thường.- Tần số > 100l/p khi nghỉ.- Hình ảnh minh họa:1.2. Cuồng nhĩ (Atrial Flutter):- Xem tại DII.- Sóng F ~ 300 l/p, dạng răng cưa, rất đều.- Nhịp tim có thể đều hoặc không đều.- Hình ảnh minh họa:Tại sao phải phân biệt cuồng nhĩ và rung nhĩ? Lý do là vì điều trị cuồng nhĩ hoàn toànkhác: Chủ yếu đảo nhịp bằng sốc điện đồng bộ 25 - 50 Joule, rung nhĩ sẽ nói ở mụcdưới đây.1.3. Rung nhĩ (Atrial Fibrillation):- Đọc tại DII.- Sóng f tần số 400 - 600 l/p.- Đáp ứng thất loạn nhịp hoàn toàn.- Đáp ứng thất tương ứng:+ Nhanh: > 100 l/p.+ Trung bình: 60 - 100 l/p.+ Chậm: < 60 l/p.- Hình ảnh minh họa:- Điều trị rung nhĩ chủ yếu sử dụng thuốc là chính.2. Các loạn nhịp thất:2.1. Nhịp nhanh thất (Ventricular tachycardia):- Xuất hiện ở các chuyển đạo, thường đọc ở DII, V1.- Phức bộ QRS rộng > 0.125s (~ 3 ô nhỏ), dị dạng.- Tần số 110 - 250 l/p, có thể chỉ 60 - 110 l/p.- Phân ly nhĩ thẩt.- Nhát hỗn hợp (Fusion beat) và nhát bắt (Captured beat).- Hình ảnh minh họa:Nhát hỗn hợp:Nhát bắt:- Điều trị ưu tiên với Lidocain tĩnh mạch, tiếp ngay bằng sốc điện đồng bộ.2.2. Cuồng thất (Ventricular flutter):- Xuất hiện ở tất cả chuyển đạo, thường xem tại DII, V1.- Nhiều ngoại tâm thu thất, rất nhanh và đều.- Phức bộ PQRST dị dạng, không phân biệt được các sóng.- Hình minh họa:- Điều trị giống rung thất, xem ở dưới nhé .2.3. Xoắn đỉnh (Torsades de pointes):- Xem tại DII, V1 (các chuyển đạo khác đều có).- Hình ảnh xoắn quanh đường đẳng điện, tạo dạng hình sin của đỉnh R.- Hình minh họa: .- Không lạm dụng sốc điện (khác hẳn với rung thất) do xoắn đỉnh dễ tự xóa, dùng tạonhịp tạm thời vượt tần số, isoprenaline.2.4. Rung thất (Ventricular fibrillation):- Xem tại DII, V1 (các chuyển đạo khác đều có).- Hình ảnh ngoằn ngoèo, không phân biệt được hình dạng các sóng nữa, tần số 250 -300 l/p.- Hình minh họa:- Điều trị thật khẩn trương vì sẽ tiếp nối bằng cơn Stokes - Adam và mất ý thức. Điềutrị bằng hồi sức cơ bản, sốc điện, thuốc chống loạn nhịp, vận mạch và tạo nhịp tạmthời.3. Các ngoại tâm thu (Premature beat):3.1. Ngoại tâm thu nhĩ (Premature atrial beat):- Xem tại DII.- Sóng P đến sớm, bất thường.- QRS bình thường.- Nghỉ bù không hoàn toàn.- Hình minh họa:- Ít khi cần điều trị.3.2. Ngoại tâm thu bộ nối (Premature junctional beat):- Xem tại DII, aVF.- Sóng đến sớm, trước hoặc sau hoặc lẫn vào phức bộ QRS, nghịch chiều so với bìnhthường do dẫn truyền ngược về nhĩ (âm ở DII, aVF; dương ở aVR)- QRS bình thường.- Nghỉ bù không hoàn toàn.- Hình minh họa:3.3. Ngoại tâm thu thất (Premature ventricular beat):- Xem tại DII, V1.- Không có sống P đi trước.- QRS dị dạng, rộng.- Nghỉ bù hoàn toàn.- NTT thất P: Dạng rS hoặc QS tại V1, R cao ở V6.- NTT thất T: Dạng R hoặc qR tại V1, RSR hoặc RS tại V6.- Phải nhận diện được NTT thất nguy hiểm, sẽ diễn tiến đến rung thất:+ Quá dày (> 12 NTT/p hoặc > 1 NTT/10 nhát bóp bình thường).+ Đa dạng.+ Từng loạt > 2 NTT liền nhau.+ NTT thất rơi gần trúng đỉnh sóng T của QRS ngay trước nó.- Hình minh họa:4. Các blốc (Block):4.1. Blốc xoang nhĩ (Sinoatrial block):- Xem tại DII.- Không PQRST.- Sau nhát bị blốc, nhát sau có thể là nhát xoang bình thường, nhát thoát nhĩ thất hoặcnhát thoát thất.- Hình minh họa: .4.2. Blốc nhĩ thất độ 1 (First degree atrioventricular block):- Xem tại DII, V1.- Khoảng PR > 0.22s (~ 5 ô nhỏ).- Hình minh họa:- Không cần dùng thuốc, chỉ tránh các thuốc làm giảm dẫn truyền, điều trị nguyênnhân (nếu có).4.3. Blốc nhĩ thất độ 2 (Second degree atrioventricular block):- Xem tại DII, V1.- Đặc trưng bở nhát rơi: Có sóng P nhưng không dẫn nên không tạo được phức bộQRST.- Mobitz 1: PR dài dần cho đến khi có nhát rơi -> Tổn thương thường ở nút nhĩ thất.- Mobitz 2: PR có định cho đến khi có nhát rơi -> Tổn thương thường nằm tại bó His.- Hình minh họa:Mobitz 1:Mobitz 2:- Mobitz 1 và 2 điều trị hoàn toàn khác nhau:+ Mobitz 1: Chỉ đặt máy tạo nhịp nếu có hậu quả của rối loạn dẫn truyền (VD: Ngất).+ Mobitz 2: Đặt máy tạo nhịp vì sẽ dẫn tới block tim hoàn toàn4.4. Blốc nhĩ thất độ 3 (Third degree atrioventricular block):- Xem tại DII, V1.- Phân ly nhĩ thất: Tần số nhĩ không liên quan với tần số thất.- Phức hợp QRS: Dị dạng (nhịp tự thất), tần số chậm (< 45 l/p).- Hình minh họa:- Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.4.5. Blốc nhánh phải (Right bundle branch block):- Xem tại V1, V6.- V1: QRS dạng RSR, sóng R rộng hoặc qR.- V6: Sóng S rộng và sâu.- Hình minh họa:4.6. Blốc nhánh trái (Left bundle branch block):- Xem tại V1, V6.- V1: S rất rộng.- V6: R rộng, đỉnh tày hoặc có khấc.- Hình minh họa: ...