Danh mục

Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại Vườn Quốc gia Bạch Mã - Huế

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.91 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn chỉ ra các giá trị đặc trưng và đánh giá thực trạng, hiện trạng sử dụng quỹ biệt thự thuộc địa Pháp tại vườn quốc gia Bạch Mã để có cơ sở, có định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo cũng như có những đề xuất và giải pháp cho công tác phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại Vườn Quốc gia Bạch Mã - HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023) NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BIỆT THỰ TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ - HUẾ Nguyễn Quang Huy 1*, Bùi Thị Hiếu 1, Nguyễn Vũ Linh 2 1 Khoa Kiến trúc- Trường Đại học Khoa học Huế 2 Vườn quốc gia Bạch Mã - Huế *Email: quanghuykt99@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 7/12/2022; ngày hoàn thành phản biện: 13/12/2022; ngày duyệt đăng: 4/4/2023 TÓM TẮT Dưới thời Pháp thuộc, vườn quốc gia Bạch Mã từng được xem là khu nghỉ dưỡng trên cao lý tưởng và độc đáo của các binh sĩ Pháp và giới thượng lưu Việt với 139 biệt thự. Tuy nhiên, ngày nay, chỉ số ít trong đó được phục hồi, cải tạo, được sử dụng, khai thác để phục vụ du lịch. Phần lớn các biệt thự đang ở trong trình trạng xuống cấp hoặc chỉ còn lại là những vết tích hoang phế hoặc bị chôn vùi trong những rừng cây rậm rạp. Với nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn chỉ ra các giá trị đặc trưng và đánh giá thực trạng, hiện trạng sử dụng quỹ biệt thự thuộc địa Pháp tại vườn quốc gia Bạch Mã để có cơ sở, có định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo cũng như có những đề xuất và giải pháp cho công tác phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị trong tương lai. Từ khoá: Biệt thự, Pháp thuộc, Bạch Mã.1. MỞ ĐẦU Vườn quốc gia Bạch Mã tọa lạc ở độ cao hơn 1.400 mét, tại huyện Phú Lộc, tỉnhThừa Thiên Huế. Được phát hiện vào năm 1932, và từ năm 1936, Bạch Mã đã được xâydựng và phát triển trở thành 1 trong 7 khu nghỉ dưỡng trên cao tại Đông Dương vớirất nhiều tiềm năng du lịch độc đáo: sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật, cảnhquan thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ…Đặc biệt, vào thời kỳ vàng son của mình, trênđỉnh Bạch Mã có khoảng 139 biệt thự nghỉ dưỡng kiểu Pháp, có cả tòa nhà đại diện củachính phủ Nam triều và các tòa nhà phía nhà nước bảo hộ Pháp. Tuy nhiên, do ảnhhưởng của chiến tranh, của thiên tai, của thời tiết khắc nghiệt, của thời gian và cả sựthiếu quan tâm, thiếu quản lý và đầu tư đúng mức của con người, phần lớn nhữngcông trình và những biệt thự cổ kiểu Pháp ở đây chỉ còn là phế tích hoặc bị xuống cấpmột cách trầm trọng, bị bỏ hoang trong lãng phí. Mặc dầu, một số biệt thự đã được 141Nhận diện giá trị và đánh giá thực trạng hệ thống biệt thự tại vườn quốc gia Bạch Mã - Huếphục hồi, khôi phục lại trên nền của các biệt thự Pháp trước kia bởi các đơn vị, doanhnghiệp, các công ty lữ hành, du lịch nhưng hiệu quả và giá trị sử dụng mà chúng manglại vẫn còn rất hạn chế. Chỉ ra các giá trị đặc trưng và đánh giá thực trạng, hiện trạngsử dụng của hệ thống các biệt thự là cần thiết và cấp bách để có những định hướng chonhững nghiên cứu tiếp theo, những đề xuất và giải pháp nhằm phục hồi, bảo tồn vànâng cao giá trị. Bản đồ đường núi từ Huế đến Tourane. Nguồn: BAVH [9, 10]2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trước hết, nhóm tác giả dùng phương pháp sử dụng các tài liệu thứ cấp (bảnđồ cũ, các bài báo, tạp chí, tập san, các tài liệu khác…) nhằm có được các thông tin, cácsố liệu… liên quan đến đề tài đặc biệt là các thông tin liên quan lịch sử hình thành củavườn quốc gia Bạch Mã cũng như hệ thống các biệt thự. Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp chính mà nhóm tác giả đã sửdụng trong nghiên cứu này. Cụ thể, đó là đo vẽ, thu thập các số liệu tại hiện trạng, vẽghi; định vị vị trí, tọa độ các công trình, so sánh vị trí các công trình trên bản đồ so vớithực tế; chụp ảnh, chụp không ảnh và số hóa 3D, phỏng vấn… Mục đích của phươngpháp này giúp thu thập số liệu, chỉ ra các giá trị đặc trưng cũng như đánh giá thựctrạng, hiện trạng đồng thời giúp lưu trữ số liệu, dữ liệu phục vụ các nghiên cứu tiếptheo cũng như công tác phục hồi, bảo tồn và nâng cao giá trị hệ thống các biệt thựtrong tương lai. Phương pháp bản đồ cũng được nhóm tác giả sử dụng trong nghiên cứu nàynhằm định vị vị trí và xác định các nền móng, các vết tích của các biệt thự còn lại. 142TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 1 (2023)3. GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG QUỸ BIỆT THỰ PHÁP THUỘC TẠI VƯỜN QUỐCGIA BẠCH MÃ3.1. Lịch sử hình thành và phát triển khu nghỉ dưỡng Bạch Mã và hệ thống các biệtthự. Năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà Lôi lam màu trắng, chínhquyền Sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ thuộc địa Pháp dự án thành lập vườnquốc gia rộng 5 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: