Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 337.61 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh trình hiện cho ta thấy một phong cách tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý - pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình. Bài viết này là một cố gắng nhận diện phong cách cụ thể của tác phẩm này - một sự nhận diện dựa chủ yếu trên nền tảng phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 31 NHẬN DIỆN PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRẦN KHÁNH DƯ CỦA LƯU SƠN MINH QUA VIỆC PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM Võ Thị Minh Trang Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh trình hiện cho ta thấy một phong cách tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý - pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình. Bài viết này là một cố gắng nhận diện phong cách cụ thể của tác phẩm này - một sự nhận diện dựa chủ yếu trên nền tảng phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Từ khóa: Trần Khánh Dư, tiểu thuyết lịch sử, phản gián, kiếm hiệp, ngôn tình Nhận bài ngày 08.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.1.2019. Liên hệ tác giả: Võ Thị Minh Trang; Email: trangvtm@vnu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giữa rất nhiều tác phẩm đương đại, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh trình hiện một phong cách tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý, bởi nó pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nhận diện phong cách tác giả qua một tác phẩm cụ thể: tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư - một thành tựu đáng chú ý trong số rất nhiều các tiểu thuyết lịch sử xuất bản thời gian gần đây. Vẫn biết rằng phong cách là sự thống nhất giữa tư tưởng, ý đồ và thực tiễn sáng tạo, được thể hiện nhất quán qua hệ thống sáng tác của nhà văn và nhận diện những nét cơ bản để khái quát nên phong cách tác giả chỉ từ một tiểu thuyết là việc làm võ đoán, thiếu căn cứ; song chúng tôi vẫn mạo muội tiến hành vì sự hấp dẫn từ chính kết cấu nghệ thuật đặc sắc, khác lạ của tác phẩm. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổ chức văn bản tác phẩm hay là kĩ thuật kết cấu trần thuật của tác giả tiểu thuyết Trần Khánh Dư Tiểu thuyết Trần Khánh Dư gồm 25 chương và 6 phiến đoạn gọi là “Khúc vọng” và “Khúc vô thanh”. Có bốn “Khúc vọng” gồm “Khúc vọng thứ nhất” đặt ở đầu sách trước 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Chương mở đầu, “Khúc vọng cuối cùng” đặt cuối sách sau Chương XXV. “Khúc vọng thứ nhì” đặt sau Chương II trước Chương III, “Khúc vọng thứ ba” giữa Chương X và Chương XI. Cách gọi “… thứ nhất”, “… thứ nhì”, “… thứ ba”, “… cuối cùng” cho ta thấy bốn khúc vọng này nằm trong một “hệ thống”. Đó là vì cả bốn khúc vọng đều là lời “độc thoại nội tâm” của nhân vật chính Trần Khánh Dư (“Lũ sử quan quý chữ như vàng sẽ chép những dòng dửng dưng về ta” - câu đầu tiên của Khúc vọng thứ nhất; “Ta chỉ làm những việc không ai làm” - câu đầu tiên của Khúc vọng thứ nhì; “Sống làm người ở trên đời, thực là cô độc. Càng ngày, ta càng thấm thía điều đó” - mở đầu Khúc vọng thứ ba; “Giờ đây chỉ còn lại mình ta” - câu đầu tiên của Khúc vọng cuối cùng) [1]. Dĩ nhiên tính cách “hệ thống” nhóm tứ vọng khúc1 này đến từ sự thuần nhất của ngôi nhân xưng (một chủ thể ta duy nhất), nhưng cũng đến từ cách kiểm đếm “thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, cuối cùng”. Từ góc độ kĩ thuật tiểu thuyết mà nói, kiểm đếm đó cho ta thấy thủ pháp kiến tạo kết cấu văn bản: người viết tiểu thuyết đã “chọn” lấy ba phiến đoạn “độc thoại nội tâm” (nhân vật chính), trỏ chỉ chúng bằng các từ chỉ thứ tự thứ nhất, thứ nhì, cuối cùng… với mục đích dùng để chen chốt vào chuỗi 25 chương, tạo nên bố cục tổng thể của cuốn sách. Dễ dàng nhận thấy vai trò tạo khung cho văn bản trần thuật của hai phiến đoạn “Khúc vọng thứ nhất” đặt ở đầu sách và “Khúc vọng cuối cùng” đặt cuối sách. Nhưng cuốn sách như ta thấy không chỉ có các “khúc vọng”. Quãng giữa chuỗi dài 25 chương sách còn có sự chêm chèn của hai “khúc vô thanh” (giữa Chương IX và Chương X, và sau đó là giữa Chương XXI và Chương XXII). Đây cũng là hai phiến đoạn “độc thoại nội tâm” (của hai nhân vật phụ nữ - Thiên Thụy và Thị Thảo)2 và chắc vì thế mà tác giả đã dùng từ “vô thanh” để định danh chúng (Khúc vô thanh của Thiên Thụy và Khúc vô thanh của Thị Thảo). Một độc giả sau khi đã đọc lần lượt theo trục tuyến tính câu chữ (từ trang đầu cho đến trang chót) rồi dừng lại quan sát mục lục cuối sách sẽ không khó khăn lắm trong việc tri giác bố cục văn bản (cuốn sách). Vậy là về mặt kiến trúc văn bản tiểu thuyết, ta thấy một sự tạm gọi là đan kết giữa hai chuỗi văn bản - chuỗi các phiến đoạn độc thoại nội tâm (tiểu thuyết gọi là khúc) và chuỗi 1 Chúng tôi đoán tác giả tiểu thuyết muốn dùng từ “khúc” ở đây theo nghĩa thuật ngữ âm nhạc, tức như một từ Hán Việt. Nhân tiện cũng phải nói thêm, tác giả của các tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư tỏ rõ là một người rất dụng công trong việc sử dụng vốn từ Hán Việt. Hi vọng nhà văn vui lòng chấp nhận cách chúng tôi dùng từ “vọng khúc” trong mô tả kết cấu vă ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện phong cách tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh qua việc phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 29/2019 31 NHẬN DIỆN PHONG CÁCH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRẦN KHÁNH DƯ CỦA LƯU SƠN MINH QUA VIỆC PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM Võ Thị Minh Trang Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh trình hiện cho ta thấy một phong cách tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý - pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình. Bài viết này là một cố gắng nhận diện phong cách cụ thể của tác phẩm này - một sự nhận diện dựa chủ yếu trên nền tảng phân tích kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Từ khóa: Trần Khánh Dư, tiểu thuyết lịch sử, phản gián, kiếm hiệp, ngôn tình Nhận bài ngày 08.1.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.1.2019. Liên hệ tác giả: Võ Thị Minh Trang; Email: trangvtm@vnu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giữa rất nhiều tác phẩm đương đại, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh trình hiện một phong cách tiểu thuyết lịch sử rất đáng chú ý, bởi nó pha trộn một cách tài tình ba yếu tố: phản gián, kiếm hiệp và ngôn tình. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nhận diện phong cách tác giả qua một tác phẩm cụ thể: tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư - một thành tựu đáng chú ý trong số rất nhiều các tiểu thuyết lịch sử xuất bản thời gian gần đây. Vẫn biết rằng phong cách là sự thống nhất giữa tư tưởng, ý đồ và thực tiễn sáng tạo, được thể hiện nhất quán qua hệ thống sáng tác của nhà văn và nhận diện những nét cơ bản để khái quát nên phong cách tác giả chỉ từ một tiểu thuyết là việc làm võ đoán, thiếu căn cứ; song chúng tôi vẫn mạo muội tiến hành vì sự hấp dẫn từ chính kết cấu nghệ thuật đặc sắc, khác lạ của tác phẩm. 2. NỘI DUNG 2.1. Tổ chức văn bản tác phẩm hay là kĩ thuật kết cấu trần thuật của tác giả tiểu thuyết Trần Khánh Dư Tiểu thuyết Trần Khánh Dư gồm 25 chương và 6 phiến đoạn gọi là “Khúc vọng” và “Khúc vô thanh”. Có bốn “Khúc vọng” gồm “Khúc vọng thứ nhất” đặt ở đầu sách trước 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Chương mở đầu, “Khúc vọng cuối cùng” đặt cuối sách sau Chương XXV. “Khúc vọng thứ nhì” đặt sau Chương II trước Chương III, “Khúc vọng thứ ba” giữa Chương X và Chương XI. Cách gọi “… thứ nhất”, “… thứ nhì”, “… thứ ba”, “… cuối cùng” cho ta thấy bốn khúc vọng này nằm trong một “hệ thống”. Đó là vì cả bốn khúc vọng đều là lời “độc thoại nội tâm” của nhân vật chính Trần Khánh Dư (“Lũ sử quan quý chữ như vàng sẽ chép những dòng dửng dưng về ta” - câu đầu tiên của Khúc vọng thứ nhất; “Ta chỉ làm những việc không ai làm” - câu đầu tiên của Khúc vọng thứ nhì; “Sống làm người ở trên đời, thực là cô độc. Càng ngày, ta càng thấm thía điều đó” - mở đầu Khúc vọng thứ ba; “Giờ đây chỉ còn lại mình ta” - câu đầu tiên của Khúc vọng cuối cùng) [1]. Dĩ nhiên tính cách “hệ thống” nhóm tứ vọng khúc1 này đến từ sự thuần nhất của ngôi nhân xưng (một chủ thể ta duy nhất), nhưng cũng đến từ cách kiểm đếm “thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, cuối cùng”. Từ góc độ kĩ thuật tiểu thuyết mà nói, kiểm đếm đó cho ta thấy thủ pháp kiến tạo kết cấu văn bản: người viết tiểu thuyết đã “chọn” lấy ba phiến đoạn “độc thoại nội tâm” (nhân vật chính), trỏ chỉ chúng bằng các từ chỉ thứ tự thứ nhất, thứ nhì, cuối cùng… với mục đích dùng để chen chốt vào chuỗi 25 chương, tạo nên bố cục tổng thể của cuốn sách. Dễ dàng nhận thấy vai trò tạo khung cho văn bản trần thuật của hai phiến đoạn “Khúc vọng thứ nhất” đặt ở đầu sách và “Khúc vọng cuối cùng” đặt cuối sách. Nhưng cuốn sách như ta thấy không chỉ có các “khúc vọng”. Quãng giữa chuỗi dài 25 chương sách còn có sự chêm chèn của hai “khúc vô thanh” (giữa Chương IX và Chương X, và sau đó là giữa Chương XXI và Chương XXII). Đây cũng là hai phiến đoạn “độc thoại nội tâm” (của hai nhân vật phụ nữ - Thiên Thụy và Thị Thảo)2 và chắc vì thế mà tác giả đã dùng từ “vô thanh” để định danh chúng (Khúc vô thanh của Thiên Thụy và Khúc vô thanh của Thị Thảo). Một độc giả sau khi đã đọc lần lượt theo trục tuyến tính câu chữ (từ trang đầu cho đến trang chót) rồi dừng lại quan sát mục lục cuối sách sẽ không khó khăn lắm trong việc tri giác bố cục văn bản (cuốn sách). Vậy là về mặt kiến trúc văn bản tiểu thuyết, ta thấy một sự tạm gọi là đan kết giữa hai chuỗi văn bản - chuỗi các phiến đoạn độc thoại nội tâm (tiểu thuyết gọi là khúc) và chuỗi 1 Chúng tôi đoán tác giả tiểu thuyết muốn dùng từ “khúc” ở đây theo nghĩa thuật ngữ âm nhạc, tức như một từ Hán Việt. Nhân tiện cũng phải nói thêm, tác giả của các tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư tỏ rõ là một người rất dụng công trong việc sử dụng vốn từ Hán Việt. Hi vọng nhà văn vui lòng chấp nhận cách chúng tôi dùng từ “vọng khúc” trong mô tả kết cấu vă ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trần Khánh Dư Tiểu thuyết lịch sử Lưu Sơn Minh Kết cấu nghệ thuật của tác phẩm Đại Việt Sử kí toàn thưGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
91 trang 181 0 0
-
493 trang 37 0 0
-
Một số thủ pháp liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
12 trang 36 0 0 -
413 trang 34 0 0
-
Tìm hiểu về Khổng Tử truyện (Tập 2): Phần 2
345 trang 27 1 0 -
Tiểu thuyết lịch sử - Bão táp triều Trần (Tập 4: Huyết chiến Bạch Đằng): Phần 2
339 trang 22 0 0 -
73 trang 22 0 0
-
5 trang 21 0 0
-
Tiểu thuyết lịch sử - Bão táp triều Trần (Tập 6: Vương triều sụp đổ): Phần 2
302 trang 21 0 0