Danh mục

Nhận diện rủi ro tài chính và giải pháp ổn định an ninh tài chính doanh nghiệp

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 17.59 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để có đủ năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phải có năng lực tài chính vững mạnh. Bài viết nêu ra một số rủi ro tác động đến năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó gợi ý giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bất ổn, giúp doanh nghiệp ổn định an ninh tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện rủi ro tài chính và giải pháp ổn định an ninh tài chính doanh nghiệp NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH  AN NINH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ mang lại nhiều cơ hội lẫn thách   thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để có đủ năng lực cạnh tranh các doanh   nghiệp phải có năng lực tài chính vững mạnh. Bài viết nêu ra một số rủi ro tác   động đến năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó gợi ý giải   pháp nhằm khắc phục tình trạng bất ổn, giúp doanh nghiệp ổn định an ninh tài   chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và an ninh tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Về lý thuyết, tài chính doanh nghiệp (DN) là tổng hợp những mối quan hệ kinh tế được thể  hiện dưới hình thức giá trị giữa DN với các chủ thể khác trong nền kinh tế gắn liền với quá  trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu của DN. Các quan hệ  tài chính DN gồm: Quan hệ tài chính giữa DN và Nhà nước: Thể hiện khi DN   nộp thuế và khi Nhà nước góp vốn cho DN; Quan hệ giữa DN và các chủ  thể  kinh tế  khác:  Quan hệ giữa DN với các tổ chức tín dụng gắn liền với hoạt động huy động vốn của DN và  quan hệ giữa DN với các nhà cung cấp và tiêu thụ  hàng hóa, dịch vụ; Quan hệ trong nội bộ  DN: Quan hệ giữa chủ DN với cấp dưới… Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, tài chính DN có vai trò rất lớn đối với sự cạnh tranh và   phát triển của DN. Cụ thể: ­ Vai trò huy động và đảm bảo cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ  với chi phí huy động hợp   lý: Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, các DN đều phát sinh nhu cầu vốn ngắn  hạn và dài hạn. Do đó, tài chính DN có vai trò xác định lượng vốn thiếu hụt cần huy động và   lựa chọn hình thức và phương pháp huy động đảm bảo cho DN được hoạt động liên tục,  hiệu quả. ­ Vai trò tổ  chức sử  dụng vốn sản xuất kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả  hoạt  động kinh doanh của DN phụ  thuộc rất lớn vào việc tổ  chức sử  dụng vốn. Tài chính DN   đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả  năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư, từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư  tối ưu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để  DN có thể  nắm   bắt được các cơ hội kinh doanh. Việc hình thành và sử  dụng tốt các quỹ  DN, cùng với việc   sử  dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất một cách hợp lý sẽ  góp phần quan trọng thúc   đẩy người lao động gắn bó với DN, từ  đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ  thuật,   nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. ­ Vai trò giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh   của DN: Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ  tiêu tài   chính, lãnh đạo và các nhà quản lý DN có thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặt   hoạt động của DN; phát hiện kịp thời những tồn tại hay khó khăn, vướng mắc trong sản   xuất, kinh doanh, từ  đó có thể  đưa ra các quyết định để  điều chỉnh các hoạt động phù hợp  với diễn biến thực tế kinh doanh. An ninh tài chính doanh nghiệp An ninh tài chính doanh nghiệp chỉ  một trạng thái  ổn định về  tình hình tài chính trong giới   hạn an toàn theo các chỉ  tiêu và phương pháp đánh giá nhất định. Trong đó, khái niệm  ổn   định được hiểu là các hoạt động liên quan đến tiền và tương đương tiền phải diễn ra bình   thường, không biến động đột ngột, gồm tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, đầu tư  tài   chính, các khoản phải thu người mua hàng... Theo các chuyên gia kinh tế, an ninh tài chính DN chỉ một trạng thái ổn định về tình hình tài  chính DN trong giới hạn an toàn theo các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá nhất định. Trong  đó, khái niệm  ổn định được hiểu là các hoạt động liên quan đến tiền và tương đương tiền  phải diễn ra bình thường, không biến động đột ngột, gồm tiền và tương đương tiền, hàng  tồn kho, đầu tư  tài chính, các khoản phải thu người mua hàng... Khái niệm an toàn là mọi   hoạt động liên quan đến tài sản và nguồn vốn không bị rủi ro, mất mát khi DN gặp phải rủi   ro trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Như vậy, về bản chất, an ninh tài chính DN là mức độ an toàn hợp lý được chấp nhận trong   hoạt động tài chính của DN thông qua các chỉ tiêu tài chính như các hệ số đánh giá khả năng  thanh toán, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở  hữu… Nhận diện các rủi ro tài chính của doanh nghiệp Việt Nam Với khái niệm về an ninh tài chính DN trên thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, DN có   thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và những rủi ro này đều liên quan trực tiếp hoặc gián   tiếp đến an ninh tài chính của các DN. Qua thực tế, các DN Việt Nam có thể đối mặt với các  loại rủi ro sau: ­ Rủi ro pháp lý: Xảy ra khi DN nâng khống giá trị tài sản để vay vốn, che giấu lợi nhuận khi   khai thuế, che giấu thông tin, báo cáo tài chính không trung thực… ­ Rủi ro tín dụng: DN chậm trả nợ đến hạn nên bị  các tổ  chức tín dụng không cho vay mới   hoặc cho vay với điều kiện ngặt nghèo hơn. ­ Rủi ro thanh khoản: Do năng lực quản lý dòng tiền yếu kém nên xảy ra thiếu hụt tiền mặt   để thanh toán nợ đến hạn hoặc tài trợ cho các hoạt động quan trọng và khẩn cấp… ­ Rủi ro nợ xấu: DN bị khách hàng chây ỳ, lừa đảo, chiếm dụng vốn… ­ Rủi ro mua hàng: DN ứng trước tiền nhưng nhà cung cấp không giao hàng, hoặc giao hàng   sai chất lượng, số lượng…). ­ Rủi ro thất thoát: DN bị nhân viên gian lận, tham ô, làm thất thoát tài sản… ­ Rủi ro đầu tư và quản lý đầu tư: Đầu tư  kém hiệu quả, gây thua lỗ; quản lý đầu tư  kém,  gây thất thoát… ­ Rủi ro hợp đồng: Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các điều khoản trong hợp đồng thiếu chặt   chẽ gây bất lợi về mặt nghiệm thu, thanh toán hay thu tiền,… thậm chí hợp đồng bị  vô hiệu  hóa. ­ Rủi ro giao dịch: Có nhầm lẫn, sai sót trong giao dịch tà ...

Tài liệu được xem nhiều: