Danh mục

Nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế và hàm ý xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường Đại học Tài chính – Marketing

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.61 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng cần có đối với một nhà quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ; trên cơ sở đó hàm ý khuyến nghị xây dựng chương trình đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế tại trường Đại học Tài chính – Marketing trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế và hàm ý xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường Đại học Tài chính – Marketing NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ HÀM Ý XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ThS Ngô Thị Hồng Giang* ThS Nguyễn Thị Hảo* TÓM TẮT Trong bối cảnh nền kinh tế số, yêu cầu các nhà Quản lý kinh tế trong các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo ngành kinh tế; nhân viên trong các tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển cần có một cái nhìn đầy đủ, một lượng kiến thức quản lý toàn diện để có thể đưa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát triển bền vững. Bài viết tập trung phân tích các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng cần có đối với một nhà quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ; trên cơ sở đó hàm ý khuyến nghị xây dựng chương trình đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế tại trường Đại học Tài chính – Marketing trong thời gian tới. Từ khóa: Nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ thạc sĩ, ngành Quản lý kinh tế. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập sâu kinh tế quốc tế đặt ra cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nói chung những cơ hội, đồng thời phải đối mặt với không ít những thách thức. Để vượt lên những thách thức, biến những cơ hội thành kết quả phát triển, yêu cầu các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế cần có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý kinh tế. Đối với các cơ sở đào tạo, để có thể cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng đúng các yêu cầu của thị trường lao động thì việc tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà sử dụng lao động và người học tiềm năng là bước cơ bản, đầu tiên trong tiến trình xây dựng chương trình đào tạo tại các trường đại học nói chung cũng như trường Đại học Tài chính – Marketing nói riêng. 2. Nhân lực chất lượng cao và vai trò của nhân lực trong phát triển Ngân hàng thế giới cho rằng, nguồn nhân lực hay vốn nhân lực là toàn bộ vốn con Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 138 - người, bao gồm thể lực, trí lực, kỹ lực nghề nghiệp mà mỗi cá nhân tích lũy được trong suốt cuộc đời. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải đầu tư vào chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng,… và giáo dục chất lượng cao được xem là chìa khóa không chỉ để gia tăng giá trị kinh tế của con người mà còn để chấm dứt tình trạng đói nghèo và tạo ra một xã hội hòa nhập hơn (Wordbank, 2021). Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất và hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2021). Các nhà kinh tế học xem xét con người với tư cách là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được xem như là một nguồn vốn của xã hội – vốn nhân lực (Human capital) với các kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn là một biến số quan trọng góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, giúp các quốc gia thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, gia tăng năng lực cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế; góp phần tạo việc làm; xóa đói giảm nghèo; nâng cao mức sống của người dân. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Hiện nay, tại các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan quản lý kinh tế, các viện nghiên cứu, các tổ chức, các doanh nghiệp của Việt Nam đang rất thiếu những nhà hoạch định và quản lý kinh tế cấp cao mang tính chuyên nghiệp. Trên thực tế, số lượng các nhà quản lý kinh tế giỏi, trình độ chuyên môn cao và có năng lực quản lý tốt chưa nhiều, một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý kinh tế ở Việt Nam chưa được đào tạo bài bản, chưa có kiến thức một cách hệ thống cũng như chuyên sâu, tầm nhìn mang tính chiến lược dài hạn. Để xây dựng chương trình đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ về quản lý kinh tế, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020, với tổng số phiếu thực hiện khảo sát là 280 phiếu, số phiếu trả lời nhận được là 271 phiếu, được thực hiện với 3 nhóm đối tượng gồm: đơn vị sử dụng lao động bao gồm một số Viện Nghiên cứu, một số Ủy ban nhân dân các cấp, Sở ban ngành, một số trường công lập, doanh nghiệp (101 phiếu); Nghiên cứu tiến hành tham vấn ý kiến chuyên gia về nhân lực quản lý kinh tế trình độ thạc sĩ, với đặc điểm mẫu chuyên gia là những người có trình độ từ đại học trở lên chiếm 97,5% (40 phiếu) và người học tiềm năng bao gồm các đối tượng đang đi học, vừa tốt nghiệp, đang làm việc trong các cơ quan nhà nước và ngành khác (130 phiếu). Kết - 139 quả khảo sát cho thấy vị trí việc làm, cũng như các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng và các chuẩn mực thái độ mà nhân lực trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế cần phải có. Cụ thể như sau: Đặc điểm vị trí việc làm của nhân lực thạc sĩ Quản lý kinh tế Kết quả khảo sát các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động cho thấy đa số cần nhân lực trình độ thạc sĩ ngành quản lý kinh tế ở vị trí đánh giá, thực thi chính sách được đánh giá ở mức độ thấp nhất (2%); bên cạnh đó, có 37/101 người được hỏi cho rằng vị trí nhân sự được đào tạo về quản lý kinh tế làm việc ở những vị trí khác; và 27% cho rằng làm nghiên cứu, giảng dạy. Cụ thể vị trí việc làm cần nhân sự về quản lý kinh tế được trình bày tại bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Đơn vị/tổ chức cần nhân lực trình độ thạc sĩ quản lý kinh tế ở các vị trí việc làm Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Phân tích, nghiên cứu chính sách ...

Tài liệu được xem nhiều: