Danh mục

Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 598.56 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, các tác giả trình bày kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt (N = 3221) về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu, tại các cơ sở giáo dục của 6 tỉnh/ thành phố của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởngHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0066Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 112-123This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnNHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁCH THỨC ỨNG PHÓ: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Nguyễn Công Khanh, Phan Thanh Long, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Bùi Thế Hợp, Nguyễn Thị Thắm và Trần Thị Thiệp Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài viết này, các tác giả trình bày kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên dạy hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt (N = 3221) về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu, tại các cơ sở giáo dục của 6 tỉnh/ thành phố của Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số giáo viên được khảo sát đã có nhận thức đúng về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đáng kể nhận thức chưa đúng. Nghiên cứu này khái quát bức tranh thực trạng nhận thức thái độ của giáo viên về biến đổi khí hậu, đồng thời chỉ ra một số yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên. Kết quả khảo sát này cung cấp những thông tin đáng tin cậy, rất hữu ích cho việc xây dựng chính sách, hỗ trợ việc xây dựng chương trình giáo dục, tập huấn về biến đổi khí hậu cho giáo viên viên trong tương lai. Nghiên cứu cũng đề cập đến một số hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Nhận thức về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu, giáo viên dạy hòa nhập/ hội nhập/ chuyên biệt.1. Mở đầu Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu phải chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu(BĐKH). BĐKH ở Việt Nam đang tác động lên mọi khía cạnh, lĩnh vực của cuộc sống và sựsinh tồn như tài nguyên, an ninh môi trường, an ninh quốc gia, đời sống kinh tế, xã hội (trong đócó lĩnh vực giáo dục), vấn đề sức khỏe, chất lượng cuộc sống [1]. BĐKH với đặc trưng là sự ấm lên toàn cầu đi cùng các sự kiện thời tiết cực đoan như sóngnhiệt, sóng lạnh, mưa bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn và tần suất caohơn [2]. Do biến đổi khí hậu, các điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến việc nồng độ bụi nguy hạicho sức khỏe ngày càng gia tăng, đồng thời có xu hướng duy trì lâu dài, phát tán rộng, ô nhiễmkhông khí do đó ngày càng trở nên nghiêm trọng [3]. Thay đổi thời tiết, nhiệt độ tăng, nhiềuthảm họa thiên nhiên trực tiếp gây ra cảm nhiệt, đuối nước, bệnh tiêu hóa, sang chấn tâm lí [4]. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đang có nhiều nỗ lực để hạn chế,giảm thiểu BĐKH và những tác động của nó tới con người nói chung, trẻ em nói riêng, trong đócó trẻ em khuyết tật. Chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững thực hiện 17 mụctiêu của Liên hợp quốc đã nhấn mạnh tới mục tiêu số 13 về Hành động ứng phó với biến đổi khíhậu kết hợp với nâng cao chất lượng giáo dục (mục tiêu 4) và thực hiện đồng bộ các mục tiêukhác [5]. Trong nhà trường, các chương trình dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu củaBộ GD&ĐT, tổ chức PLAN, AusAID, Live&Learn [6], Chương trình hướng dẫn về phong cáchNgày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Công Khanh. Địa chỉ e-mail: congkhanh6@gmail.com112 Nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó: Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởngsống và biến đổi khí hậu của UNESCO và UNEP [2],... đã và đang được thực hiện. Đặc biệt UNICEF đã và đang rất nỗ lực giúp đỡ các cơ quan chính phủ Việt Nam tăngcường khả năng chống chọi và ứng phó với với thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, tậptrung vào việc giảm thiểu các tác động và sự tổn thương ở trẻ em. Nhiều chương trình giảmthiểu rủi ro thiên tai, giúp trẻ em sẵn sàng ứng phó đang được tiến hành [1]. Trẻ em là đối tượngbị dễ bị tác động nghiêm trọng bởi những thay đổi của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH.Theo UNICEF, trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt bởi thảm họa thiên nhiên. Nhiều báo cáo và nghiêncứu cho thấy trẻ phải chịu đựng đuối nước do lũ lụt, thiếu nước sạch do hạn hán, bị bệnh đườngtiêu hóa và sang chấn tâm lí sau các thảm họa thiên nhiên [1]. Đối với giáo dục của trẻ em, BĐKH đang gây ra các tác động rộng lớn cả trực tiếp và giántiếp trên nhiều phương diện [7]. Các tác động trực tiếp bao gồm gây ra thương tích, thương tật,ngăn cản cơ hội tới trường, áp lực tâm lí cho GV và HS, phá hủy cơ sở vật chất của nhà trường.Đồng thời, BĐKH, một cách gián tiếp cũng khiến các hoạt động giáo dục, dạy học trong nhàtrường, thời gian học tập của trẻ em bị giảm sút, tác động đến kinh tế của gia đình trẻ khiến trẻgiảm cơ hội đến trường [7]. Trẻ khuyết tật (KT) vốn là một trong số các nhóm trẻ yếu thế nhấtdo sự rối loạn trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: