Bài viết điều tra các nhận thức về việc học văn hóa trong ELL giữa các sinh viên chuyên Anh của các trường đại học khác nhau. 329 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh từ ba trường đại học thành phố Hồ Chí Minh (Đại học A: 113 sinh viên; Đại học B: 130 sinh viên, Đại học C: 85 sinh viên) đã tham gia trả lời các câu hỏi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của sinh viên chuyên anh về vai trò của văn hóa trong học tiếng Anh
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN ANH VỀ VAI TRÒ CỦA
VĂN HÓA TRONG HỌC TIẾNG ANH
Nguyễn Ngọc Yến, Nguyễn Hồng Nhiên, Nguyễn Huỳnh Trúc An
Lớp 15DTA05, Khoa Tiếng Anh, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã nỗ lực điều tra các nhận thức về việc học văn hóa trong ELL giữa các sinh
viên chuyên Anh của các trường đại học khác nhau. 329 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh từ
ba trường đại học thành phố Hồ Chí Minh (Đại học A: 113 sinh viên; Đại học B: 130 sinh
viên, Đại học C: 85 sinh viên) đã tham gia trả lời các câu hỏi. Kết quả cho thấy có một khoảng
cách lớn trong nhận thức về học văn hóa trong ELL giữa sinh viên đại học A, B và C. Các sinh
viên chuyên Anh từ Đại học C và A tin rằng việc học văn hóa là cần thiết và quan trọng trong
ELL, và học văn hóa nên bao gồm nhiều loại văn hóa khác nhau. Ngoài ra, họ tiết lộ rằng kiến
thức, kỹ năng, thái độ và nhận thức liên văn hóa nên được đưa vào khi văn hóa được dạy trong
các lớp học tiếng Anh. Tuy nhiên, các sinh viên chuyên Anh từ Đại học B đã không nghĩ rằng
việc học văn hóa cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ và nhận thức về văn hóa trong ELL là
cần thiết và quan trọng.
Từ khóa: Chuyên ngành tiếng Anh; Học văn hóa; Học tiếng Anh; Năng lực liên văn hóa; Nhận
thức.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn các nước cùng hội nhập và phát triển như hiện nay, tiếng Anh được xem là một công cụ
hữu dụng giúp con người trong quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó, tiếng Anh còn là một nhân tố quan trọng
ở hầu hết các lĩnh vực như chính trị, xã hội, thương mại, giáo dục. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ của
người học, giáo viên nên xem văn hóa là một trong những khách thể quan trọng trong nội dung giảng dạy.
Bởi lẽ, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải văn hóa và văn hóa có trong ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu
[1] đã chứng minh quá trình lĩnh hội ngoại ngữ không thể tách rời việc nâng cao nhận thức về văn hóa
đích. Đồng thời, việc lồng ghép văn hóa vào trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ không chỉ giúp người
học phát triển khả năng giao tiếp, sự hiểu biết về văn hóa, mà còn đem lại sự cởi mở và đồng cảm của cá
nhân đối với nền văn hóa và con người thuộc ngôn ngữ họ đang học. Mục đích học ngoại ngữ cuối cùng
là đạt được sự am hiểu về văn hóa chứ không dừng lại ở sự thuần thạo về ngôn ngữ [3].
Từ những quan điểm nêu trên, bài nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm giúp sinh viên chuyên Anh
nhận ra vai trò của văn hóa trong việc học tiếng Anh, bên cạnh đó cũng cung cấp cơ sở thực nghiệm cho
các bài nghiên cứu trong tương lai. Do đó, các câu hỏi nghiên cứu sau đây được hình thành:
1) Nhận thức của sinh chuyên chuyên Anh về vai trò của văn hóa trong học tiếng Anh như thế nào?
2) Có sự khác về vai trò của văn hóa trong học tiếng Anh của sinh chuyên chuyên Anh ở các trường đại
học hay không? Nếu có, khác nhau như thế nào?
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Văn hóa được xem là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp cho người học kiến thức xác thực nhất về ngoại
ngữ 2. Các học giả Byram [3], Kramsch [4] đã đề cao vai trò của văn hóa trong việc học ngoại ngữ.
541
Những người tham gia giảng dạy ngôn ngữ bắt đầu hiểu được mối liên hệ đan xen giữa văn hóa và ngôn
ngữ.
Trên thực tế, cần phải hiểu rõ ý nghĩa văn hóa của một ngôn ngữ thì mới có thể sử dụng ngôn ngữ đó
một cách linh hoạt và thuần thục [9]. Kết hợp học văn hóa với việc học tiếng Anh có thể tác động tới khả
năng giao tiếp của người học. Để giao tiếp thành công Peterson và Coltrane [5] khẳng định rằng ngôn
ngữ sử dụng phải được kết hợp với hành vi thích hợp về văn hóa. Năm 2006, các nhà nghiên cứu Kuo và
Lai cho rằng việc học ngôn ngữ 2 (L2) phải bao gồm năng lực ngữ pháp, khả năng giao tiếp, trình độ
thông thạo ngôn ngữ và hiểu biết văn hóa. Củng cố thêm quan điểm của 2 nhà nghiên cứu trên, Brown [2]
cũng đã chỉ ra rằng văn hóa là một phần ăn sâu trong đời sống của mỗi chúng ta, còn ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp giữa các thành viên của một nền văn hóa - là biểu hiện rõ ràng nhất và có sẵn của
nền văn hóa đó. Bên cạnh đó, văn hóa còn giúp cho người học có thêm nhiều động lực phấn đấu học tập.
Saville-Troike [6] đã nói rằng để có thể dễ dàng nhanh chóng hòa nhập với người bản xứ sử dụng L2, họ
cần phải học văn hóa đích. Vì văn hóa chính là nơi sản sinh ra ngôn ngữ; là thứ có thể chi phối hành
động và suy nghĩ của con người sống trong nền văn hóa đó. Ngoài ra, khi kết hợp học ngoại ngữ và văn
hóa, người học có thể cảm nhận, chạm vào và nhìn thấy những gì người nước ngoài đang làm chứ
không chỉ nghe ngôn ngữ của họ. Từ đó, họ có thể phần nào hình dung ra bối cảnh thực tế mà họ cần tìm
hiểu chứ không chỉ là những lý thuyết trên sách vở.
Việc học văn hóa của ngôn ngữ thứ hai mang đến những giá trị to lớn giúp người học giao tiếp quốc tế
hiệu quả và có sự hiểu biết đa văn hóa. Bên cạnh đó, hiểu biết đa văn hóa sẽ giúp họ sử dụng tiếng Anh
thích hợp với từng ngữ cảnh và tránh sốc văn hóa, hiểu lầm khi giao tiếp với nhau [9].
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ nằm trong phạm vi khoa tiếng Anh của 3 trường đại học A, B và C trên cùng địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cả 3 trường đại học này đều là những trường đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam cùng với đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên sâu và có nhiều
năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Có 329 sinh viên đã tham gia trả lời những câu hỏi trong bảng
khảo sát và tất cả đều là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh (96 nam (28.4%); 233 nữ (71.6 %)) của các
trường đại học A, B và C (trường A: 114 (34.6%); trường B: 130 (39.5%); trường C: 85 (25.9%)). Trong
đó, có 31 sinh viên cho biết là họ đã từng tham gia các khóa học về văn hóa, và có 298 sinh viên chưa
từng tham gia bất kỳ khóa học nào nói về văn hóa của ...