Danh mục

NHẬN THỨC KHOA HỌC 5

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm giai cấp vốn hết sức phức tạp, do đó, định nghĩa giai cấp của Lênin cũng phức tạp một cách tương ứng cả về nội dung lẫn hình thức cấu trúc của định nghĩa. Cách tiếp cận truyền thống định nghĩa này (bằng cách liệt kê 4 sự khác nhau với tư cách là bốn đặc trưng của giai cấp ở mệnh đề thứ nhất) là không thỏa đáng, là chưa lột tả được cả chiều rộng lẫn chiều sâu của tư duy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHẬN THỨC KHOA HỌC 5 tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” 61. • Khái niệm giai cấp vốn hết sức phức tạp, do đó, định nghĩa giai cấp của Lênin cũng phức tạp một cách tương ứng cả về nội dung lẫn hình thức cấu trúc của định nghĩa. Cách tiếp cận truyền thống định nghĩa này (bằng cách liệt kê 4 sự khác nhau với tư cách là bốn đặc trưng của giai cấp ở mệnh đề thứ nhất) là không thỏa đáng, là chưa lột tả được cả chiều rộng lẫn chiều sâu của tư duy V.I.Lênin trong định nghĩa mang tính kinh điển này. Phân tích thấu đáo định nghĩa này của V.I.Lênin, chúng ta cần lưu ý một loạt khía cạnh phương pháp luận như sau: Thứ nhất, cần phân biệt đặc trưng về lượng với các đặc trưng về chất của giai cấp; Thứ hai, cần phân biệt đặc trưng tổng quát với các đặc trưng từng mặt quan hệ sản xuất ở mệnh đề thứ nhất; Thứ ba, cần phân biệt các đặc trưng về chất ở mệnh đề thứ nhất với mệnh đề thứ hai; Thứ tư, cần lưu ý cả hai đặc trưng về trình độ ý thức của giai cấp. Phân tích kỹ ta thấy: 61 V.I.Lênin, Toàn tập, T. 39, Tiến bộ, 1976, M., tr. 17-18. Page 340 of 487 + Trước khi đề cập tới các đặc trưng về chất của giai cấp, ở cả hai mệnh đề, V.I.Lênin đều lưu ý trước tiên đặc trưng về lượng của giai cấp với tư cách là “những tập đoàn người”, “tập đoàn người to lớn” dù đó là giai cấp thiểu số hay đa số trong dân cư. Điều đó chứng tỏ vấn đề giai cấp cũng như vấn đề đấu tranh giai cấp là vấn đề lớn lao của đời sống xã hội, chứ không phải vấn đề của những nhóm nhỏ hay cá nhân. + Ở mệnh đề thứ nhất, chủ ý của V.I.Lênin tiếp cận vấn đề giai cấp trước hết từ lĩnh vực sản xuất kinh tế – đúng như tư tưởng cơ bản thứ nhất của C.Mác về giai cấp đã dạy: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”62. Theo đó, đặc trưng tổng quát về chất của giai cấp là sự “khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử”, hoặc là thống trị, hoặc là bị trị (đương nhiên có thể có bộ phận nào đó đóng vai trò trung gian) trong kinh tế. Khái quát này của Lênin, thứ nhất, bác bỏ mọi cách giải thích duy tâm về giai cấp từ các nguồn gốc phi kinh tế; thứ hai, chỉ ra tính lịch sử cụ thể của giai cấp ở những điều kiện lịch sử cụ thể; thứ 62 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.28, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 662. Page 341 of 487 ba, đòi hỏi xem xét giai cấp trong tính chỉnh thể phức tạp vốn có của “một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử”. Mặt khác, V.I.Lênin đã đi sâu cụ thể hóa đặc trưng tổng quát nói trên của giai cấp thành ba đặc trưng tương ứng với ba mặt cấu thành các quan hệ sản xuất. Đó là ba sự khác nhau: về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; về quan hệ tổ chức lao động xã hội; và về quan hệ phân phối. Hiển nhiên là sự khác nhau về quan hệ sở hữu tự nó có vai trò quyết định bản chất đối với hai mối quan hệ còn lại, cũng như quyết định cả địa vị các giai cấp trong một hệ thống sản xuất xã hội nói chung. Trong mệnh đề thứ nhất này, V.I.Lênin còn có hai lưu ý vừa tinh tế vừa sâu sắc đối với vấn đề sở hữu và phân phối. Thứ nhất, như Lênin vạch rõ, quan hệ sở hữu “thường đựơc pháp luật quy định và công nhận”. Điều đó chứng tỏ rằng các quan hệ giai cấp không tách rời quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (kinh tế) với kiến thức thượng tầng (chính trị – pháp lý), bác bỏ mọi luận điệu cho rằng chính trị, nhà nước, pháp quyền “vô tư” đối với sở hữu khác nhau của mọi giai cấp. Page 342 of 487 Thứ hai, trước khi nói tới sự khác nhau về “phần của cải xã hội ít hoặc nhiều” trong quan hệ phân phối, Lênin đã lưu ý đến sự “khác nhau về cách thứ hưởng thụ” của các giai cấp. Ai cũng biết cách thức hưởng thụ của giai cấp bóc lột thống trị xưa nay là hết sức xa hoa, lãng phí, thậm chí không tính nổi bằng tiền mà bằng bao xương máu của người lao động (ví dụ các kim tự tháp, các lăng tẩm của vua chúa). + Với mức độ khái quát sâu nhất và rộng nhất có thể có ở mệnh đề thứ hai, Lênin chỉ nêu hai đặc trưng cơ bản của giai cấp có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau: Một là, “ tập đoàn này có thể tước đoạt lao động của tập đoàn khác”; Hai là, “các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”. Ở mệnh đề ngắn gọn và vô cùng súc tích này, Lênin đã thâu tóm cái bản chất sâu xa nhất, cốt lõi nhất, và cũng là phản nhân văn nhất của các quan hệ giai cấp đối kháng xưa nay - đó là vấn đề “chiếm đoạt lao động”. Chính chiếm đoạt lao động là đặc trưng bao trùm và chi phối tất cả các đặc trưng khác của giai cấp ở cả hai mệnh đề , và sâu xa hơn, nó cắt nghĩa cả nguồn gốc của giai cấp và của đấu tranh giai cấp. Hơn nữa, không phải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: