Danh mục

Nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 682.61 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường Đại học Đồng luôn khuyến khích sinh viên (SV) tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của SV Khoa SP Ngoại Ngữ vẫn chưa đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu là phiếu khảo sát (questionnaire) SV Khoa SP Ngoại ngữ, và phỏng vấn trực tiếp giảng viên hướng dẫn SV NCKH, bài viết sẽ làm rõ nhận thức về ý nghĩa, vai trò và những khó khăn thường gặp trong hoạt động NCKH; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao ý thức và năng lực NCKH cho SV Khoa SP Ngoại ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp 88 NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Đặng Thị Cẩm Bình ThS. Lê Nhựt Long Tóm tắt. Trường Đại học Đồng luôn khuyến khích sinh viên (SV) tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của SV Khoa SP Ngoại Ngữ vẫn chưa đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu là phiếu khảo sát (questionnaire) SV Khoa SP Ngoại ngữ, và phỏng vấn trực tiếp giảng viên hướng dẫn SV NCKH, bài viết sẽ làm rõ nhận thức về ý nghĩa, vai trò và những khó khăn thường gặp trong hoạt động NCKH; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao ý thức và năng lực NCKH cho SV Khoa SP Ngoại ngữ. 1. Mở đầu Hoạt động NCKH của SV nói chung là quan trọng và cần thiết bên cạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thì hội nhập về giáo dục - đào tạo, xây dựng và phát triển năng lực NCKH là mộttrong những yêu cầu cấp thiết của giáo dục đại học hiện nay. Ngày 1 tháng 6 năm 2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 19/2012/TT- BGDĐT [1] quy định về hoạt động NCKH của SV trong các cơ sở giáo dục đại học thay thế cho quyết định số 08/2000/QĐ-BGDĐT [2] ngày 30/3/2000 đã nêu rõ mục tiêu hoạt động NCKH SV là: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. (1) Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng NCKH độc lập của SV, hình thành năng lực tự học cho SV. (2) Góp phần tạo ra tri thức và sản phẩm cho xã hội. Đồng thời công văn trên cũng đưa ra yêu cầu cần đạt về hoạt động NCKH SV là: (a) Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của SV. (b) Phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo của trườngđại học. (c) Phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của trường đại học. (d) Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới và sáng tạo. Tại trường Đại học Đồng Tháp, hoạt động NCKH được nhà trường quan tâm chỉ đạo kịp thời về định hướng, chủ trương, kế hoạch văn bản pháp quy. Theo quyết định 352/2011–QĐ-ĐHĐT-KHCN [3] quy định về Quản lý khoa học công nghệ trong Trường Đại học Đồng Tháp ngày 22/6/2011 cũng nêu rõ vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ: (1) Hoạt động KH&CN là một trong những nhiệm vụ chính, nhiệm vụ cơ bản bắt buộc của các tập thể, cá nhân trong trường Đại học Đồng Tháp. (2) Hoạt động KH&CN vừa phục vụ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường vừa là hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đưa thành tựu khoa học, kết quả nghiên cứu vào phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương và khu vực. 89 Hằng năm nhà trường cùng với các khoa đào tạo đều có xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN và tổ chức cho SV đăng kí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Từ năm 2004 đến năm 2015, toàn trường có 233 đề tài cấp cơ sở của SV, trong đó có 19 đề tài đạt giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” gồm 1 giải nhì, 1 giải 3 và 17 giải khuyến khích [4]. Tuy nhiên, về phía Khoa SP Ngoại ngữ, tuy NCKH được cấp lãnh đạo khoa, giảng viên thường xuyên kêu gọi, khuyến khích bằng nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đối với SV có ý định sẽ tiếp tục theo học các chương trình sau đại học, nhưng số lượng SV tham gia NCKH chưa đáng kể, dường như chưa thực sự quan tâm đúng mức về vai trò quan trọng của NCKH, và được biết cũng chưa có SV nào của Khoa từng đạt được các giải thưởng về NCKH. Chính vì vậy, bài nghiên cứu sơ bộ này sẽ tìm hiểu những nhận thức, quan điểm của SV và cả những khó khăn mà SV có thể gặp phải trong quá trình triển khai hoạt động NCKH; từ đó, bước đầu đề xuất giải pháp nhằm góp phần khắc phục khó khăn, hình thành và phát triển năng lực NCKH cho SV Khoa SP Ngoại ngữ. 2. Nội dung chính 2.1. Đối tượng, công cụ nghiên cứu Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi (questionnaire) với 11 câu hỏi liên quan đến những khó khăn, trở ngại mà SV gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện đề tài NCKH. Đối tượng khảo sát là SV năm II Khoa SP Ngoại ngữ (chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, năm học 2015-2016). Chúng tôi phát ra 100 phiếu trong giờ nghỉ giữa tiết học và thu về được 78 phiếu hợp lệ. Ngoài ra, chúng tôi phỏng vấn trực tiếp 19 giảng viên đã từng tham gia hướng dẫn SV NCKH. Câu hỏi phỏng vấn liên quan đến những vấn đề, trở ngại mà SV gặp phải và những đề xuất khắc phục các khó khăn thường gặp. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Nhận thức của SV về NCKH Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết SV đã nhận thức đư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: