Danh mục

Nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển đổi tiền: Nghiên cứu thực nghiệm với các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 215.39 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các nhân tố đặc thù doanh nghiệp và các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chu kỳ chuyển đổi tiền, một chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản công ty năng động hơn so với các tỷ số thanh toán truyền thống. Dựa trên mẫu bao gồm 341 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trong khoảng thời gian từ 2012-2021, các phân tích chuỗi thời gian và dữ liệu cắt ngang được thực hiện trên dữ liệu bao gồm 3.169 quan sát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển đổi tiền: Nghiên cứu thực nghiệm với các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHU KỲ CHUYỂN ĐỔI TIỀN: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỚI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THE DETERMINANTS OF CASH CONVERSION CYCLE: AN EMPIRICAL RESEARCH FOR THE COMPANIES LISTED ON THE HO CHI MINH STOCK EXCHANGE TS. Nguyễn Phương Hà Trường Đại học Tài chính - Kế toán TÓM TẮTMục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các nhân tố đặc thù doanh nghiệp và các nhân tốkinh tế vĩ mô đến chu kỳ chuyển đổi tiền, một chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản công ty năng động hơnso với các tỷ số thanh toán truyền thống. Dựa trên mẫu bao gồm 341 công ty phi tài chính niêm yết trênSở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trong khoảng thời gian từ 2012-2021, các phân tíchchuỗi thời gian và dữ liệu cắt ngang được thực hiện trên dữ liệu bao gồm 3.169 quan sát. Các phươngpháp hồi quy khác nhau bao gồm bình phương nhỏ nhất (OLS), hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hồiquy ước lượng System-GMM đã được sử dụng trong phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy quy mô, đòn bẩytài chính, tăng trưởng doanh thu, chi tiêu tài sản cố định, GDP và tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đếnchu kỳ chuyển đổi tiền. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam rằng ngoài các yếutố đặc thù doanh nghiệp thì chu kỳ chuyển đổi tiền còn chịu sự tác động từ các điều kiện kinh tế vĩ mô.Những kết quả tìm thấy trong nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản trị tàichính, nhà đầu tư và tư vấn quản lý tài chính.Từ khóa: Chu kỳ chuyển đổi tiền, nhân tố đặc thù doanh nghiệp, nhân tố kinh tế vĩ mô.ABSTRACTThe purpose of this study is to determine the influence of business-specific factors and macroeconomicfactors on the cash conversion cycle, a more dynamic measure of corporate liquidity than traditionalratios. Based on a sample of 341 non-financial companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange(HOSE) for the period 2012-2021, time series and cross-sectional analyzes were performed on the dataconsisting of 3,169 observations. Various regression methods including ordinary least squares (OLS),fixed effects model (FEM) and System-GMM estimator regression model were used in the data analysis.The results show that size, financial leverage, sales growth, capital expenditures, GDP and exchange ratehave a strong impact on the cash conversion cycle. This study provides empirical evidence in Vietnamthat in addition to business-specific factors, the cash conversion cycle is also influenced bymacroeconomic conditions. The results found in this study can be a useful reference for financialmanagers, investors and financial management consultants.Key words: Cash conversion cylce, business-specific factors, macroeconomic factors. JEL Classifications: E42, E49, E60 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.06202310 1. Giới thiệu chung Tính thanh khoản là khả năng mà một doanh nghiệp chuyển đổi các tài sản lưu động thành tiền để cóthể giải quyết được các khoản nợ đến hạn theo chi phí tương ứng nhưng không làm giảm đi giá trị doanhnghiệp. Bắt nguồn từ việc sử dụng tài sản không hiệu quả, rủi ro thanh khoản có thể phát sinh và đây cũngchính là rủi ro thách thức nhất so với các rủi ro tài chính khác mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, thanhkhoản doanh nghiệp là vấn đề thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhiều nhà quản trị doanh nghiệp cũngnhư các nhà phân tích kinh tế trong nhiều thập kỷ nay, đặc biệt là với tình hình tài chính ngày càng pháttriển và trở nên phức tạp hơn trên toàn thế giới. 1 Các biện pháp đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm: tỷ số thanh toánhiện tại, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời. Tuy nhiên, hạn chế của các chỉ tiêu này là dựatrên khái niệm thanh lý toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, trong thực tế, điều này là không thểxảy ra bởi các nhà đầu tư phải xem một công ty như là một hoạt động liên tục. Thời gian để chuyển đổi tàisản vốn lưu động của công ty thành tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ hiện tại mới chính là chìa khóacho thanh khoản của công ty. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, Richards & Laughlin (1980) đã giới thiệumột phương pháp đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp một cách năng động hơn là chu kỳ chuyểnđổi tiền. Đã có nhiều học giả trên thế giới và Việt Nam thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm với chu kỳchuyển đổi tiền và đã chứng minh được sự hữu hiệu của nó trong việc đánh giá tính thanh khoản công tycủa một doanh nghiệp, đồng thời cũng đã xác định được các nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với chukỳ chuyển đổi tiền. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào các nhân tố đặc thùdoanh nghiệp mà rất ít các nghiên cứu quan tâm đến các nhân tố kinh tế vĩ mô. Với xu hướng hội nhậpquốc tế của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì những biến động của các điều kiện kinh tế vĩmô có tác động khá lớn các chính sách hoạt động kinh doanh cũng như các chính sách tài chính của doanhnghiệp, từ đó tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Từ những lý do trên, việc bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về đo lường tính thanh khoản công tybằng chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển đổi tiền(nhân tố đặc thù doanh nghiệp và nhân tố kinh tế vĩ mô) của các doanh nghiệp ở Việt Nam là cần thiết. 2. Tổng quan nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu Sau Richards & Laughlin (1980) đã có nhi ...

Tài liệu được xem nhiều: