Nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 92.04 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng là ba nhà văn đặc biệt thành công khi viết về người trí thức. Từ sự khác khác nhau về điểm nhìn và cá tính sáng tạo, mỗi nhà văn lại có cách khai thác riêng đối với kiểu nhân vật này. Đó là lí do vì sao nhân vật người trí thức hiện lên trong sáng tác của họ ngoài những nét chung còn có nhiều nét riêng biệt độc đáo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0063 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 94-98 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÂN VẬT NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO, NGUYỄN KHẢI VÀ MA VĂN KHÁNG Nguyễn Thị Quất Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hoài Đức, Hà Nội Tóm tắt. Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng là ba nhà văn đặc biệt thành công khi viết về người trí thức. Từ sự khác khác nhau về điểm nhìn và cá tính sáng tạo, mỗi nhà văn lại có cách khai thác riêng đối với kiểu nhân vật này. Đó là lí do vì sao nhân vật người trí thức hiện lên trong sáng tác của họ ngoài những nét chung còn có nhiều nét riêng biệt độc đáo. Qua hình tượng người trí thức, người đọc phần nào hình dung được những nỗi suy tư trăn trở của các nhà văn trước cuộc đời. Từ khóa: Nhân vật người trí thức, góc nhìn, Nam Cao, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 1. Mở đầu Nhân vật người trí thức là nhân vật truyền thống của văn học Việt Nam [1, 2, 3]. Có thể khẳng định rằng, ngay từ buổi bình minh của văn học viết, trong các bài thơ chữ Hán đầu tiên, kiểu nhân vật này đã đi vào văn chương và trở thành những nhân vật đầu tiên của văn học. Cùng với sự vận động theo hướng hội nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới, sang thời kì văn học hiện đại, việc thể hiện nhân vật trí thức cũng có những thay đổi khá quan trọng. Từ chỗ chỉ được thể hiện ở chí khí, khát vọng lớn lao (qua cách thể hiện của các nhà thơ, nhà văn trung đại), chân dung người trí thức ngày một rõ nét hơn qua cách thể hiện của các nhà văn hiện đại. Cùng với nhân vật người lính và nông dân, kiểu nhân vật người trí thức đang dần dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trên văn đàn. Vị trí quan trọng ấy không chỉ được tạo nên bởi số lượng nhân vật xuất hiện ngày một nhiều mà còn bởi ý nghĩa to lớn của kiểu nhân vật này trong việc thể hiện những bước tiến mới trong nhận thức về con người, thời đại và sự hình thành phong cách nghệ thuật ở một số nhà văn lớn. Trong quá trình sáng tác, rất nhiều nhà văn đã chọn người trí thức làm đối tượng thể hiện nhưng viết nhiều, viết hay về người trí thức phải kể đến ba nhà văn: Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng. Có thể nói cả ba nhà văn đều rất tâm huyết với đề tài người trí thức, trong bào viết này, chúng tôi tiếp cận nhân vật người trí thức của các nhà văn từ những góc nhìn khác nhau khiến họ hiện lên cũng mang những đặc điểm riêng khá độc đáo và ấn tượng. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Quất, e-mail: quat68@gmail.com 94 Nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Người trí thức trong sáng tác của Nam Cao Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nam Cao được người đọc biết đến trước hết với tư cách là nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Người đọc biết đến ông không chỉ bởi những nhân vật như Chí Phèo, lão Hạc mà còn bởi những nhân vật như Thứ, Hộ, Điền... Trước Nam Cao, các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã viết về người trí thức, nhưng phải đến Nam Cao, vấn đề thân phận người trí thức mới được đặt ra, chất trí thức mới được dụng công khai thác, nhân vật người trí thức mới thực sự trở thành nỗi ám ảnh đối với người đọc. Các nhân vật Thứ (trong Sống mòn), Hộ (trong Đời thừa), Điền (trong Giăng sáng), tôi (trong Mua nhà). . . từng để lại những dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc về cuộc sống của người trí thức Việt Nam giai đoạn trước 1945. Tìm hiểu tác phẩm của Nam Cao, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật trí thức của ông đều là những con người có lí tưởng, có hoài bão nhưng “Cả lí tưởng nhân đạo cao cả, hoài bão nghệ thuật chân chính đều có nguy cơ chết mòn trước sự tấn công quyết liệt, dai dẳng và tàn bạo của cái đói” [2;156]. Trong thực tế cuộc sống và văn học, người có khát vọng đẹp không phải là hiếm, cũng không phải ai cũng thực hiện được dự định của mình, nhưng nếu có thể dằn lòng từ bỏ được ước mơ, chấp nhận thực tại hoặc tha hóa mà không biết mình đang tha hóa cũng cũng không có bi kịch. Nhân vật của Nam Cao thì không như vậy, họ luôn ý thức rất rõ về bản thân, ý thức rất rõ sự “mòn đi”, “gỉ đi”, tầm thường đi của mình. Họ coi khinh bản thân, họ uất ức với hoàn cảnh nhưng không biết làm cách nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh. Cũng vì thế nhân vật người trí thức của Nam Cao có tài năng, có nhân cách, có hoài bão đẹp nhưng cũng là người thụ động, bạc nhược. Đứng ở góc độ một trí thức tiểu tư sản sống dưới thời thực dân nửa phong kiến, Nam Cao luôn xem vấn đề cơm áo là rào cản lớn trên hành trình thực hiện ước mơ, là nguyên nhân gây nên bi kịch tinh thần của người trí thức. Đọc truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Cao trước cách mạng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0063 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 94-98 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÂN VẬT NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO, NGUYỄN KHẢI VÀ MA VĂN KHÁNG Nguyễn Thị Quất Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hoài Đức, Hà Nội Tóm tắt. Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng là ba nhà văn đặc biệt thành công khi viết về người trí thức. Từ sự khác khác nhau về điểm nhìn và cá tính sáng tạo, mỗi nhà văn lại có cách khai thác riêng đối với kiểu nhân vật này. Đó là lí do vì sao nhân vật người trí thức hiện lên trong sáng tác của họ ngoài những nét chung còn có nhiều nét riêng biệt độc đáo. Qua hình tượng người trí thức, người đọc phần nào hình dung được những nỗi suy tư trăn trở của các nhà văn trước cuộc đời. Từ khóa: Nhân vật người trí thức, góc nhìn, Nam Cao, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 1. Mở đầu Nhân vật người trí thức là nhân vật truyền thống của văn học Việt Nam [1, 2, 3]. Có thể khẳng định rằng, ngay từ buổi bình minh của văn học viết, trong các bài thơ chữ Hán đầu tiên, kiểu nhân vật này đã đi vào văn chương và trở thành những nhân vật đầu tiên của văn học. Cùng với sự vận động theo hướng hội nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới, sang thời kì văn học hiện đại, việc thể hiện nhân vật trí thức cũng có những thay đổi khá quan trọng. Từ chỗ chỉ được thể hiện ở chí khí, khát vọng lớn lao (qua cách thể hiện của các nhà thơ, nhà văn trung đại), chân dung người trí thức ngày một rõ nét hơn qua cách thể hiện của các nhà văn hiện đại. Cùng với nhân vật người lính và nông dân, kiểu nhân vật người trí thức đang dần dần khẳng định vị trí quan trọng của mình trên văn đàn. Vị trí quan trọng ấy không chỉ được tạo nên bởi số lượng nhân vật xuất hiện ngày một nhiều mà còn bởi ý nghĩa to lớn của kiểu nhân vật này trong việc thể hiện những bước tiến mới trong nhận thức về con người, thời đại và sự hình thành phong cách nghệ thuật ở một số nhà văn lớn. Trong quá trình sáng tác, rất nhiều nhà văn đã chọn người trí thức làm đối tượng thể hiện nhưng viết nhiều, viết hay về người trí thức phải kể đến ba nhà văn: Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng. Có thể nói cả ba nhà văn đều rất tâm huyết với đề tài người trí thức, trong bào viết này, chúng tôi tiếp cận nhân vật người trí thức của các nhà văn từ những góc nhìn khác nhau khiến họ hiện lên cũng mang những đặc điểm riêng khá độc đáo và ấn tượng. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Quất, e-mail: quat68@gmail.com 94 Nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Người trí thức trong sáng tác của Nam Cao Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nam Cao được người đọc biết đến trước hết với tư cách là nhà văn xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Người đọc biết đến ông không chỉ bởi những nhân vật như Chí Phèo, lão Hạc mà còn bởi những nhân vật như Thứ, Hộ, Điền... Trước Nam Cao, các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã viết về người trí thức, nhưng phải đến Nam Cao, vấn đề thân phận người trí thức mới được đặt ra, chất trí thức mới được dụng công khai thác, nhân vật người trí thức mới thực sự trở thành nỗi ám ảnh đối với người đọc. Các nhân vật Thứ (trong Sống mòn), Hộ (trong Đời thừa), Điền (trong Giăng sáng), tôi (trong Mua nhà). . . từng để lại những dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc về cuộc sống của người trí thức Việt Nam giai đoạn trước 1945. Tìm hiểu tác phẩm của Nam Cao, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật trí thức của ông đều là những con người có lí tưởng, có hoài bão nhưng “Cả lí tưởng nhân đạo cao cả, hoài bão nghệ thuật chân chính đều có nguy cơ chết mòn trước sự tấn công quyết liệt, dai dẳng và tàn bạo của cái đói” [2;156]. Trong thực tế cuộc sống và văn học, người có khát vọng đẹp không phải là hiếm, cũng không phải ai cũng thực hiện được dự định của mình, nhưng nếu có thể dằn lòng từ bỏ được ước mơ, chấp nhận thực tại hoặc tha hóa mà không biết mình đang tha hóa cũng cũng không có bi kịch. Nhân vật của Nam Cao thì không như vậy, họ luôn ý thức rất rõ về bản thân, ý thức rất rõ sự “mòn đi”, “gỉ đi”, tầm thường đi của mình. Họ coi khinh bản thân, họ uất ức với hoàn cảnh nhưng không biết làm cách nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh. Cũng vì thế nhân vật người trí thức của Nam Cao có tài năng, có nhân cách, có hoài bão đẹp nhưng cũng là người thụ động, bạc nhược. Đứng ở góc độ một trí thức tiểu tư sản sống dưới thời thực dân nửa phong kiến, Nam Cao luôn xem vấn đề cơm áo là rào cản lớn trên hành trình thực hiện ước mơ, là nguyên nhân gây nên bi kịch tinh thần của người trí thức. Đọc truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Cao trước cách mạng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân vật người trí thức Hình tượng người trí thức Bài thơ chữ Hán đầu tiên Văn học hiện đại Việt Nam Nhà văn hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 1
190 trang 152 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển hai): Phần 2
93 trang 81 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Chất thơ trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh
62 trang 58 1 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập thượng): Phần 2
126 trang 35 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập thượng): Phần 1
98 trang 28 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 2
176 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển nhất): Phần 2
102 trang 23 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển tư - Tập hạ): Phần 1
89 trang 22 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh An
18 trang 22 0 0 -
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển nhất): Phần 1
90 trang 20 0 0