Nhân vật tự thú trong Bút kí dưới hầm của F.M. Dostoievski
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.25 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo đánh giá của L. Grôxman, Bút ký dưới hầm (1863) là “một trong những trang bộc trực nhất của Dostoievski”(1) và theo sự xác định của chính Dostoievski, tác phẩm “là bước tiến mới của tiểu thuyết tâm lý cá nhân ở châu Âu vào nửa sau thế kỷ XIX”(2).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật tự thú trong "Bút kí dưới hầm" của F.M. Dostoievski Nhân vật tự thú trong Bút kí dưới hầm của F.M. Dostoievski Theo đánh giá của L. Grôxman, Bút ký dưới hầm (1863) là “một trong những trang bộctrực nhất của Dostoievski”(1) và theo sự xác định của chính Dostoievski, tác phẩm “là bước tiếnmới của tiểu thuyết tâm lý cá nhân ở châu Âu vào nửa sau thế kỷ XIX”(2). Với tác phẩm nàyDostoievski là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nga đưa ra một kiểu nhân vật mới - Nhân vậttự thú - tiền thân của kiểu nhân vật tự ý thức trong năm tiểu thuyết lớn của ông sau này: Tội ác vàtrừng phạt (1866), Chàng Ngốc (1868), Lũ người quỷ ám (1872), Gã thiếu niên (1975), Anh emnhà Karamazov (1879-1880). Không phải ngẫu nhiên, Dostoievski quan tâm tới kiểu nhân vật tự thú. Kiểu nhân vật nàyđã manh nha trong Kẻ hai mặt(1845). Kẻ hai mặt được coi là một công trình nghiên cứu tâm lýsâu sắc của Dostoievski về trạng thái phân lập nhân cách. Nhân vật Goliakin ám ảnh nỗi đau cayđắng trong tâm hồn của loại người luôn khiếp hãi, nhu nhược trước sự thực trần trụi, khắc nghiệt,thô bạo của cuộc đời. Đây là một chủ đề hoàn toàn mới, “một thế giới hoàn toàn mới mẻ, mớiđược khám phá, và được xác lập lần đầu tiên” như Belinski nhận xét. Dostoievski phát hiện ranét tâm lý cơ bản khác biệt của loại người này, không trùng khít với kiểu nhân vật bé nhỏ củaPuskin và Gogol. Xamxon Vưrin (Người coi trạm - 1830) của Puskin, Akaki Basmachkin (Chiếcáo khoác - 1840) của Gogol là những công chức nghèo hèn trong xã hội, khiếp nhược trước mọisự tước đoạt và chấp nhận thân phận như là một tiền định với những phản ứng yếu ớt, thụ động.Họ mang trong mình cái đẹp và bị tước đoạt. Họ bị triệt tiêu dần khả năng làm người, và vì thế,họ là những con người bé nhỏ. Goliakin của Dostoievski, trái lại, không thừa nhận cái nghèohèn, trong khi cái nghèo hèn cứ hiển hiện, không chỉ ở hình hài mà cả trong ý nghĩ. Theo L.Grôxman, sự ngộ nhận đó khiến cho Goliakin điên dại, bởi những đòi hỏi chính đáng về địa vịkhông thể “thắng nổi những dấu vết nghèo hèn trong con người anh ta”(3) và anh ta đã bị xã hộigạt bỏ thẳng thừng và Dostoievski đã khám phá ra “tính cách của một tâm lý phi pháp về đạođức, một uy tín giả dối về tinh thần”(4). Như chính Dostoievki nói, Goliakin “là một điển hình vĩđại nhất, xét về tầm quan trọng xã hội của nó mà tôi là người đầu tiên phát hiện và tiên đoán ranó”(5). Bi kịch của Goliakin sẽ được gia tăng, làm mới về chất ở sự tự thú của nhân vật không têntrong Bút ký dưới hầm sau này. Bút ký dưới hầm là câu chuyện của nhân vật không tên xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Tôi xemthường toàn bộ cuộc đời mình bằng những việc đồi phong bại tục trong xó nhà, sống nghèo khổthiếu thốn. Ở dưới căn nhà hầm, anh ta đã mất hết những thói quen của một con người và trở nênđộc ác một cách tinh tế. Anh ta là con người khép kín, cô độc, cay độc, tự giam hãm mình dướinhà hầm, đi tìm tự do trong việc xa lánh tất cả, cách ly xã hội, với ý thức không can dự đầy thâmý. Nhân vật tôi sống, hoạt động trong bối cảnh tầng hầm. Tầng hầm được hiểu là một khochứa, ở dưới đất, dưới ngôi nhà, dùng để cất giấu tài sản, rượu, lúa, vật dụng của người Nga.Đó là khoảng không gian tối, ẩm thấp. Trong tác phẩm, ngoài ý nghĩa thực là nơi chứa đồ, tốităm, chật chội, hầm còn có ý nghĩa biểu trưng: sự khép kín, tù hãm. Hầm là môi trường sống, lànơi để nhân vật tôi tự do nhận thức chính mình, để từ đó nhìn ra cái bí ẩn nhất, sâu thẳm nhất,thậm chí lạc điệu nhất, cơ bản nhất của thế giới nội tâm của mình. Trong bối cảnh đó, nhân vậtxuất hiện và thực hiện hoạt động tự thú. Đây là một khám phá của Dostoievski. Nhân vật củaông không có một không gian rộng lớn, thoáng đãng. Sống ở Peterbuarg - một thủ đô hoa lệ,nhưng những ồn ào, đông đúc phố phường, những phòng khách tráng lệ không mảy may cótrong cảm nhận của nhân vật. Nhân vật sống ở dưới hầm, gọi chỗ ở của mình là “cái lỗ”, “cáixó”, “cái hầm”. Có tới 9 lần nhân vật nói về “cái lỗ” đó của mình, và cất tiếng chửi “Tiên sưcha cái cuộc đời dưới hầm”. Tuy nhiên, nhân vật không có ý định từ bỏ cuộc sống đó, bởi, đólà nơi, anh ta tự do nhất, suồng sã nhất để hoặc “tấn phong”, hoặc “hạ bệ” (từ dùng của M.Bakhtin) chính mình. Vấn đề đặt ra, cuộc sống dưới hầm đó, bối cảnh tầng hầm ấy có là mộttrong những biểu hiện của xã hội hiện tại không? Không thể nói cuộc sống đô thị ồn ào, đôngđúc thậm chí náo loạn không tác động đến nhân vật, đến đời sống dưới hầm của anh ta. Cóđiều anh ta cách ly nó, xa lánh nó, tự đặt mình ngoài nó để chiêm nghiệm. Sống, ăn, nghỉ trongxó xỉnh tối tăm chật hẹp, đi lại trong không gian giới hạn ấy là thú vui, lẽ sống còn của nhânvật. Có chăng là sự mở rộng không gian đến những đường phố ngóc ngách, cũng chật hẹp, tốităm, với những cuộc tiếp xúc thoáng qua, ngẫu nhiên. Những yếu tố này định tính sự không cởimở, thiếu nồng nhiệt, luôn cau có, cô độc, ích kỷ, độc ác của nhân vật. Nhân vật tự do bộc lộ tất cả mọi bí ẩn trong tâm hồn mình, khi chính anh ta đã không còncoi mình ra gì nữa. Với bối cảnh tầng hầm, nhà văn chọn cách giới thiệu nhân vật hết sức mới lạ.Mở đầu tác phẩm, nhân vật xuất hiện, ngay lập tức, tung vào mặt độc giả một loạt lời tự giớithiệu kì quái: - “Tôi là một người bệnh hoạn… Tôi là một người độc ác. Tôi là một người tẻ nhạt. Tôichắc là tôi đau gan (…) và có khi tôi cũng chẳng biết sự thực tôi đau chỗ nào nữa”. - (…) Năm nay tôi bốn mươi. Trước kia tôi là một công chức (…). Hồi đó tôi là một côngchức độc ác. Tôi rất lỗ mãng, và còn lấy làm sung sướng vì thế. Tôi không ăn hối lộ của ai…” . - “Tôi đã nói dối (…) nói dối vì tôi tức” . - “Tôi là một tên thư ký hạng bét…”. - “Tôi là một thằng lười - Đó là một tước vị, một chức phận, một sự nghiệp…”, v.v… Hoàn toàn không có sự dẫn dắt của người kể chuyện dù ẩn mình hay hiện hữu, không có sựsắp xếp, móc nối nhân vật này với nhân vật khác, không có sự giới ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật tự thú trong "Bút kí dưới hầm" của F.M. Dostoievski Nhân vật tự thú trong Bút kí dưới hầm của F.M. Dostoievski Theo đánh giá của L. Grôxman, Bút ký dưới hầm (1863) là “một trong những trang bộctrực nhất của Dostoievski”(1) và theo sự xác định của chính Dostoievski, tác phẩm “là bước tiếnmới của tiểu thuyết tâm lý cá nhân ở châu Âu vào nửa sau thế kỷ XIX”(2). Với tác phẩm nàyDostoievski là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nga đưa ra một kiểu nhân vật mới - Nhân vậttự thú - tiền thân của kiểu nhân vật tự ý thức trong năm tiểu thuyết lớn của ông sau này: Tội ác vàtrừng phạt (1866), Chàng Ngốc (1868), Lũ người quỷ ám (1872), Gã thiếu niên (1975), Anh emnhà Karamazov (1879-1880). Không phải ngẫu nhiên, Dostoievski quan tâm tới kiểu nhân vật tự thú. Kiểu nhân vật nàyđã manh nha trong Kẻ hai mặt(1845). Kẻ hai mặt được coi là một công trình nghiên cứu tâm lýsâu sắc của Dostoievski về trạng thái phân lập nhân cách. Nhân vật Goliakin ám ảnh nỗi đau cayđắng trong tâm hồn của loại người luôn khiếp hãi, nhu nhược trước sự thực trần trụi, khắc nghiệt,thô bạo của cuộc đời. Đây là một chủ đề hoàn toàn mới, “một thế giới hoàn toàn mới mẻ, mớiđược khám phá, và được xác lập lần đầu tiên” như Belinski nhận xét. Dostoievski phát hiện ranét tâm lý cơ bản khác biệt của loại người này, không trùng khít với kiểu nhân vật bé nhỏ củaPuskin và Gogol. Xamxon Vưrin (Người coi trạm - 1830) của Puskin, Akaki Basmachkin (Chiếcáo khoác - 1840) của Gogol là những công chức nghèo hèn trong xã hội, khiếp nhược trước mọisự tước đoạt và chấp nhận thân phận như là một tiền định với những phản ứng yếu ớt, thụ động.Họ mang trong mình cái đẹp và bị tước đoạt. Họ bị triệt tiêu dần khả năng làm người, và vì thế,họ là những con người bé nhỏ. Goliakin của Dostoievski, trái lại, không thừa nhận cái nghèohèn, trong khi cái nghèo hèn cứ hiển hiện, không chỉ ở hình hài mà cả trong ý nghĩ. Theo L.Grôxman, sự ngộ nhận đó khiến cho Goliakin điên dại, bởi những đòi hỏi chính đáng về địa vịkhông thể “thắng nổi những dấu vết nghèo hèn trong con người anh ta”(3) và anh ta đã bị xã hộigạt bỏ thẳng thừng và Dostoievski đã khám phá ra “tính cách của một tâm lý phi pháp về đạođức, một uy tín giả dối về tinh thần”(4). Như chính Dostoievki nói, Goliakin “là một điển hình vĩđại nhất, xét về tầm quan trọng xã hội của nó mà tôi là người đầu tiên phát hiện và tiên đoán ranó”(5). Bi kịch của Goliakin sẽ được gia tăng, làm mới về chất ở sự tự thú của nhân vật không têntrong Bút ký dưới hầm sau này. Bút ký dưới hầm là câu chuyện của nhân vật không tên xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Tôi xemthường toàn bộ cuộc đời mình bằng những việc đồi phong bại tục trong xó nhà, sống nghèo khổthiếu thốn. Ở dưới căn nhà hầm, anh ta đã mất hết những thói quen của một con người và trở nênđộc ác một cách tinh tế. Anh ta là con người khép kín, cô độc, cay độc, tự giam hãm mình dướinhà hầm, đi tìm tự do trong việc xa lánh tất cả, cách ly xã hội, với ý thức không can dự đầy thâmý. Nhân vật tôi sống, hoạt động trong bối cảnh tầng hầm. Tầng hầm được hiểu là một khochứa, ở dưới đất, dưới ngôi nhà, dùng để cất giấu tài sản, rượu, lúa, vật dụng của người Nga.Đó là khoảng không gian tối, ẩm thấp. Trong tác phẩm, ngoài ý nghĩa thực là nơi chứa đồ, tốităm, chật chội, hầm còn có ý nghĩa biểu trưng: sự khép kín, tù hãm. Hầm là môi trường sống, lànơi để nhân vật tôi tự do nhận thức chính mình, để từ đó nhìn ra cái bí ẩn nhất, sâu thẳm nhất,thậm chí lạc điệu nhất, cơ bản nhất của thế giới nội tâm của mình. Trong bối cảnh đó, nhân vậtxuất hiện và thực hiện hoạt động tự thú. Đây là một khám phá của Dostoievski. Nhân vật củaông không có một không gian rộng lớn, thoáng đãng. Sống ở Peterbuarg - một thủ đô hoa lệ,nhưng những ồn ào, đông đúc phố phường, những phòng khách tráng lệ không mảy may cótrong cảm nhận của nhân vật. Nhân vật sống ở dưới hầm, gọi chỗ ở của mình là “cái lỗ”, “cáixó”, “cái hầm”. Có tới 9 lần nhân vật nói về “cái lỗ” đó của mình, và cất tiếng chửi “Tiên sưcha cái cuộc đời dưới hầm”. Tuy nhiên, nhân vật không có ý định từ bỏ cuộc sống đó, bởi, đólà nơi, anh ta tự do nhất, suồng sã nhất để hoặc “tấn phong”, hoặc “hạ bệ” (từ dùng của M.Bakhtin) chính mình. Vấn đề đặt ra, cuộc sống dưới hầm đó, bối cảnh tầng hầm ấy có là mộttrong những biểu hiện của xã hội hiện tại không? Không thể nói cuộc sống đô thị ồn ào, đôngđúc thậm chí náo loạn không tác động đến nhân vật, đến đời sống dưới hầm của anh ta. Cóđiều anh ta cách ly nó, xa lánh nó, tự đặt mình ngoài nó để chiêm nghiệm. Sống, ăn, nghỉ trongxó xỉnh tối tăm chật hẹp, đi lại trong không gian giới hạn ấy là thú vui, lẽ sống còn của nhânvật. Có chăng là sự mở rộng không gian đến những đường phố ngóc ngách, cũng chật hẹp, tốităm, với những cuộc tiếp xúc thoáng qua, ngẫu nhiên. Những yếu tố này định tính sự không cởimở, thiếu nồng nhiệt, luôn cau có, cô độc, ích kỷ, độc ác của nhân vật. Nhân vật tự do bộc lộ tất cả mọi bí ẩn trong tâm hồn mình, khi chính anh ta đã không còncoi mình ra gì nữa. Với bối cảnh tầng hầm, nhà văn chọn cách giới thiệu nhân vật hết sức mới lạ.Mở đầu tác phẩm, nhân vật xuất hiện, ngay lập tức, tung vào mặt độc giả một loạt lời tự giớithiệu kì quái: - “Tôi là một người bệnh hoạn… Tôi là một người độc ác. Tôi là một người tẻ nhạt. Tôichắc là tôi đau gan (…) và có khi tôi cũng chẳng biết sự thực tôi đau chỗ nào nữa”. - (…) Năm nay tôi bốn mươi. Trước kia tôi là một công chức (…). Hồi đó tôi là một côngchức độc ác. Tôi rất lỗ mãng, và còn lấy làm sung sướng vì thế. Tôi không ăn hối lộ của ai…” . - “Tôi đã nói dối (…) nói dối vì tôi tức” . - “Tôi là một tên thư ký hạng bét…”. - “Tôi là một thằng lười - Đó là một tước vị, một chức phận, một sự nghiệp…”, v.v… Hoàn toàn không có sự dẫn dắt của người kể chuyện dù ẩn mình hay hiện hữu, không có sựsắp xếp, móc nối nhân vật này với nhân vật khác, không có sự giới ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3400 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 790 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 719 0 0 -
6 trang 611 0 0
-
2 trang 459 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 395 0 0 -
4 trang 374 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 316 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 245 0 0