Thông tin tài liệu:
Trong khi một số công ty hàng đầu đưa ra những chính sách hiệu quả nhằm giữ chân nhân viên, thì hầu hết các doanh nghiệp khác lại không được như vậy. Họ chấp nhận để nhân viên chuyển chỗ làm và xem đó là một phần bình thường của công việc kinh doanh. Những tổ chức có sự thay đổi nhân viên liên tục sẽ tiêu tốn một nguồn lực không cần thiết cho việc tuyển dụng và thay đổi lực lượng lao động. Đúng là vẫn sẽ có những người ra đi, dù bạn có làm gì...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân viên ra đi – Khó khăn và giải pháp
Nhân viên ra đi – Khó khăn và giải pháp
Trong khi một số công ty hàng đầu
đưa ra những chính sách hiệu quả nhằm giữ
chân nhân viên, thì hầu hết các doanh nghiệp
khác lại không được như vậy. Họ chấp nhận
để nhân viên chuyển chỗ làm và xem đó là
một phần bình thường của công việc kinh
doanh. Những tổ chức có sự thay đổi nhân viên liên tục sẽ tiêu tốn một nguồn lực
không cần thiết cho việc tuyển dụng và thay đổi lực lượng lao động. Đúng là vẫn
sẽ có những người ra đi, dù bạn có làm gì chăng nữa. Nhưng làm ra vẻ không biết
gì về những nguyên nhân của sự ra đi ồ ạt là một thái độ không phù hợp với phong
cách quản lý nhân sự ở các doanh nghiệp hiện đại.
Nhân viên xin nghỉ có nhiều lý do, tuy nhiên nhìn chung là sẽ tập trung vào
5 lý do sau:
- Khả năng không phù hợp với yêu cầu công việc.
- Không cảm thấy thoải mái với không khí và văn hoá của tổ chức.
- Cảm thấy thù lao không tương xứng với công sức bỏ ra.
- Thiếu sự giao tiếp giữa các cá nhân, đồng nghiệp và cấp quản lý.
- Ít cơ hội hoặc triển vọng phát triển nghề nghiệp.
Để giải quyết 5 yếu tố trên không phải là điều quá khó khăn; bởi việc giữ
chân nhân viên cần bắt đầu bằng việc chú ý đến những gì khiến nhân viên thỏa
mãn trong công việc và thúc đẩy họ làm việc. Chúng tôi chỉ xin đưa ra đây một số
giải pháp cơ bản để các bạn tham khảo:
Xác định và loại bỏ các cán bộ quản lý kém năng lực:
Quan hệ không tốt với người quản lý là một trong những nguyên nhân
khiến cho nhân viên ra đi. Vì thế nên bộ phận nhân sự hành chính phải đóng một
vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Bạn có thể tổ chức các khóa đào
tạo những nhà quản lý để họ hiểu rằng những gì sẽ giữ chân nhân viên và làm cho
họ thoả mãn hơn với công việc hiện tại. Hãy “tạo ra” những nhà quản lý thực sự
quan tâm đến việc giữ chân nhân viên trong bộ phận của mình, đồng thời sẵn sàng
chuyển đổi vị trí công việc của nhà quản lý nếu anh ta để lượng nhân viên phải
thay thế quá nhiều. Khuyến khích các nhà quản lý có thái độ cư sử phù hợp với giá
trị, văn hóa và triết lý của doanh nghiệp bạn.
Xây dựng môi trường làm việc tích cực. Tiền bạc và lợi nhuận có thể đưa
những nhân viên giỏi đến với bạn, nhưng chính môi trường làm việc không như ý
sẽ khiến họ ra đi. Cuộc nghiên cứu về thay đổi lực lượng lao động, gia đình và
công sở đã chứng minh rằng các quyền lợi về tài chính chỉ chiếm 3%, trong khi
chất lượng công việc và các hỗ trợ tại nơi làm việc chiếm đến trên 70% trong việc
đánh giá các yếu tố khiến người lao động thoả mãn với công việc của mình.
Khuyến khích giao tiếp giữa các đồng nghiệp, quản lý và tổ chức. Để tăng
cường mối quan hệ gắn bó giữa những nhà quản lý và nhân viên, một bộ phận
trong công ty sẽ thực hiện một số điều gọi là “săn nhân viên”. Một hoặc hai lần
trong năm, họ sẽ trình danh sách 5 nhân viên được lựa chọn ngẫu nhiên. Nhà quản
lý có thể tìm gặp mỗi người trong danh sách và tìm hiểu cá nhân họ. Quá trình này
sẽ thúc đẩy giao tiếp và xây dựng lòng tin của nhân viên đối với tổ chức.
Chỉ tuyển dụng những ứng viên tốt nhất và không hài lòng với hiện tại.
Những cuộc điều tra cho thấy rằng những tổ chức chịu đầu tư thời gian và tiền bạc
để giữ chân các nhân viên giỏi có thể làm cho số cổ đông quay lại cao hơn 22% so
với các công ty cùng ngành. John Chambers, CEO của hãng Cisco, cho biết rằng
“Một kỹ sư có chất lượng quốc tế có thể đáng giá hơn 200 kỹ sư thông thường”.
Thay vì cứ ngồi chờ người tài tìm đến, các tổ chức hoặc doanh nghiệp năng động
luôn tìm kiếm những nhân viên có trình độ cao và năng lực nổi bật.
Cung cấp các cơ hội học tập. Đối với nhiều người, việc rèn luyện các kỹ
năng mới cũng quan trọng không kém việc kiếm tiền. Xác định con đường thăng
tiến trong công việc và cung cấp các cơ hội phát triển cho nhân viên chính là
nhiệm vụ của tổ chức. Khuyến khích giao tiếp 2 chiều thường xuyên giữa nhân
viên và người quản lý trực tiếp cũng được coi là sự tiến bộ trong môi trường lao
động. Phần lớn người lao động đều nói rằng họ sẽ ra đi để tìm kiếm các công việc
khác, dù chỉ với các lợi ích tương đương, nhưng công việc đó đem lại cho họ
những cơ hội phát triển tốt hơn và thử thách thú vị hơn.
Làm cho nhân viên hiểu được giá trị. Mọi người đều muốn được trả lương
cao, nhưng sẽ thích thú hơn nhiều nếu họ được đối xử bằng thái độ tôn trọng và họ
cảm nhận được giá trị của mình. Bạn hãy tìm cách sáng tạo nào đó để khiến mọi
người cảm thấy hài lòng với công việc của họ. Có thể mọi việc chỉ đơn giản là sử
dụng một bức tường trong văn phòng công ty để dán ảnh của tất cả các nhân viên
có thời gian làm việc trên 5 nă ...