Danh mục

NHẬP MÔN LOGIC HỌC PHẦN 4

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 548.23 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 5 PHÁN ĐOÁN. I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁN ĐOÁN 1. Định nghĩa Như ta đã biết, khái niệm phản ánh đối tượng, nghĩa là phản ánh một sự vật, hiện tượng, hoặc một lớp các sự vật, hiện tượng nào đó. Nhưng trong thế giới khách quan, các sự vật và hiện tượng không bao giờ đứng riêng rẽ, chúng bao giờ cũng có những mối liên hệ với các sự vật và hiện tượng khác
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHẬP MÔN LOGIC HỌC PHẦN 4 Chương 5 PHÁN ĐOÁNI. KHÁI QUÁT VỀ PHÁN ĐOÁN 1. Định nghĩa Như ta đã biết, khái niệm phản ánh đối tượng, nghĩa là phản ánh một sự vật,hiện tượng, hoặc một lớp các sự vật, hiện tượng nào đó. Nhưng trong thế giới kháchquan, các sự vật và hiện tượng không bao giờ đứng riêng rẽ, chúng bao giờ cũng cónhững mối liên hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Hơn nữa các sự vật và hiện tượngkhách quan còn có hoặc không có một số tính chất xác định nào đó. Những mối liên hệgiữa các đối tượng và tính có hay không có thuộc tính nhất định nào đó của chúng tạonên những tình trạng nhất định của các sự vật và hiện tượng. Muốn nhận thức thế giới,thì những tình trạng đó phải được phản ánh. Hình thức của tư duy trừu tượng phản ánhnhững tình trạng như vậy của các sự vật và hiện tượng được gọi là phán đoán. Như vậy, phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng khẳng định hay phủđịnh một tình trạng xác định nào đó ở các sự vật và hiện tượng.. Trong logic hai giá trị thì một phán đoán có thể đúng hoặc sai. Giá trị đúng(chân thực) và sai (giả dối) của phán đoán được gọi là giá trị chân lý của phán đoán.Phán đoán có giá trị chân lý là đúng (chân thực) nếu như điều khẳng định hay phủ địnhtrong nó hoàn toàn phù hợp với thực tại khách quan. Giá trị chân lý của phán đoán sẽ làsai (giả dối) trong trường hợp ngược lại. Quan điểm về giá trị chân lý này của phánđoán là do người sáng lập ra môn logic học - nhà triết học cổ đại Hy Lạp Aristote - đưara. Aristote viết: “Người nói thật là người nói về sự tách rời là tách rời, sự liên kết làliên kết, còn người nói dối là người nói ngược lại với hiện trạng của sự vật”23. Ví dụ 1: (a) Mặt trăng là vệ tinh của quả đất. (b) Mặt trời không phải là ngôi sao. (c) Tổng của 3 và 5 là 8. (d) Với sự ban phúc của Thượng đế toàn năng, ngọn đuốc SEA GAMES 19 đã được thắp sáng bằng ánh nắng mặt trời vào ngày 9/10/97, tại Jakarta.23 Aristote, Tuyển tập, 4 tập, Moskva 1975, T.1, tr.250. 55 (e) Các hành tinh trong hệ Mặt trời quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo elíp và các quỹ đạo của chúng nằm trong cùng một mặt phẳng. Phán đoán (a) trong ví dụ 1 là phán đoán chân thực, khẳng định tính chất làvệ tinh của quả đất của mặt trăng. Phán đoán (b) sai, nó phủ định tính chất là ngôisao của mặt trời. Phán đoán (c) đúng, nó khẳng định quan hệ bằng nhau giữa haiđối tượng là tổng 5 cộng 3 và số 8. Phán đoán (d) sai vì không phù hợp với thực tế(trời nhiều mây nên người ta không thực hiện được ý đồ thắp sáng ngọn lửa bằngánh nắng mặt trời24). Phán đoán (e) đúng, nó khẳng định một tình trạng của cáchành tinh trong hệ Mặt trời, được tạo thành từ hai sự kiện: thứ nhất, các hành tinhcó quỹ đạo hình elíp và, thứ hai, các quỹ đạo này nằm trong cùng một mặt phẳng. 2. Phán đoán và câu Phán đoán thường được biểu thị, diễn đạt bằng một câu. Nhưng không thểđồng nhất câu với phán đoán. Câu là cái vỏ ngôn ngữ của phán đoán. Phán đoánnhất thiết phải có cái vỏ ngôn ngữ là câu, không có câu thì không thể có phán đoán;nhưng câu không nhất thiết phải biểu đạt phán đoán. Quan hệ giữa phán đoán vàcâu cũng tương tự như quan hệ giữa rượu với chiếc bình đựng rượu. Rượu nhấtthiết phải được đựng vào bình, không có bình thì không thể có rượu (bình hiểu theonghĩa rộng, là bất cứ cái gì để đựng), nhưng bình không đồng nhất với rượu. Ngoàira, chất lượng của bình, cấu tạo của nó cũng có thể có ảnh hưởng đến chất lượngrượu. Và câu cũng vậy, cấu trúc của nó, đặc trưng của nó trong các ngôn ngữ khácnhau cũng ảnh hưởng đến phán đoán mà nó chứa. Phán đoán được biểu thị bằngcâu, nhưng không phải câu nào cũng biểu thị một phán đoán. Thông thường25, thìchỉ có câu kể, câu tường thuật mới biểu thị các phán đoán, còn các loại câu khácnhư câu hỏi, câu ra lệnh, câu cầu khiến, câu cảm thán ... không biểu thị phánđoán26.24 Xem Tin nhanh SEA GAMES, số 4, ra ngày 10/10/97.25 Ta nói thông thường vì thi thoảng, có những câu dạng khác cũng thể hiện phán đoán. Ví dụ như cáccâu hỏi hùng biện – câu về hình thức là câu hỏi, tuy nhiên bên trong đã chứa sẵn câu trả lời.26 Trong logic hình thức, ngoài khái niệm phán đoán người ta còn sử dụng khái niệm mệnh đề. Địnhnghĩa nêu trên kia đúng với mệnh đề, và chưa hoàn toàn đúng với phán đoán, bởi vì phán đoán cònhàm chứa ngoài những đặc trưng nêu trong định nghĩa đó, một số đặc trưng khác: phán đoán thể hiệncả quan điểm của người đưa ra nó, nghĩa là trong phán đoán, sự khẳng định hay phủ định tính chấtcủa đối tượ ...

Tài liệu được xem nhiều: