Danh mục

Nhật ký của một cô giáo trường làng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.37 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Ngày… tháng… năm 19… Mình tốt nghiệp thì nhận được tin cô em út cũng trúng tuyển vào đại học sư phạm. Mình phải về nhà ăn mừng ngay. Thế là nhà có hai chị em cùng nghề Sư phạm, thật là vui. Nhưng buồn nhiều hơn vui vì người anh trai của hai cô em gái yếu ớt từ ngày vào chiến trường đến nay đã năm năm rồi mà không có thư từ gì, mấy người cùng nhập ngũ một đợt với anh đã hy sinh mất sáu người, giấy báo tử gửi về làng, cả làng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhật ký của một cô giáo trường làng Nhật ký của một cô giáo trường làng Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch1. Ngày… tháng… năm 19… Mình tốt nghiệp thì nhận được tin cô em út cũng trúngtuyển vào đại học sư phạm. Mình phải về nhà ăn mừng ngay. Thế là nhà có hai chị emcùng nghề Sư phạm, thật là vui. Nhưng buồn nhiều hơn vui vì người anh trai của hai côem gái yếu ớt từ ngày vào chiến trường đến nay đã năm năm rồi mà không có thư từ gì,mấy người cùng nhập ngũ một đợt với anh đã hy sinh mất sáu người, giấy báo tử gửi vềlàng, cả làng khóc. Riêng mẹ mình lại khóc rất nhiều. Mẹ bảo: “Cái thằng Nâu hiền nhưđất, làm việc khỏe như trâu ấy là người tốt nhất, ngoan nhất trong đám thanh niên làngnày thế mà lại chết đầu tiên. Cả năm thằng kia nữa, thằng nào cũng là lực điền, là laođộng chính của gia đình, thế mới khổ chứ! Ông Trời thật không công bằng! Người tốt saomà chết nhiều thế, còn người xấu thì cứ sống nhan nhản, suốt ngày nghênh ngang ngoàiđường. Như mấy đứa con ông chủ tịch xã, công an xã đó, không chịu lao động, suốt ngàychỉ rượu chè, cờ bạc rồi gây gổ đánh nhau ầm ĩ xóm làng. Thấy chúng nó con phải tránhxa nghe không! Cái thằng Chánh con ông chủ tịch xã, còn đòi xin cưới con đó! Mẹ nó đãhai lần đến nhà mình xin cưới con và chưa chịu yên đâu!” Mình nói với mẹ: “Mặc xácnó, từ giờ còn đến thì đóng cửa không tiếp, chẳng lẽ mẹ con nó không biết xấu hổ!” Mẹthở dài, nói nhỏ: “Nếu mẹ con nó biết xấu hổ thì đã không dám mò đến…Mẹ chỉ sợ…”Điều mẹ sợ đã thành sự thật, may mà cô em gái của mình rất thông minh, nhanh nhẹn,không thì đã bị chúng nó đón đường ở chỗ vắng làm nhục rồi! Cô em út vốn hiền lành thếmà đã thay đổi hẳn, nó nói: “Bây giờ loạn lắm chị ạ! Quân tử phòng thân, chị phải họclấy vài miếng võ tự vệ, kẻo gặp chuyện lại lúng túng! Em mới học được bài Hầu quyềnlợi hại lắm, không thì đã tiêu đời rồi!”2. Ngày… tháng… năm 19… Mình được điều về trường cấp 3 trên thị xã, nhưng phải xinvề xã dạy cấp Một để còn chăm sóc mẹ. Từ ngày bố mình mất, rồi anh trai đi chiếntrường bặt tin, sức khỏe mẹ giảm sút rất nhanh! Nay cô em út đi học xa, nhà chỉ có haimẹ con, thật là buồn. Chỉ ở vào hoàn cảnh này, mình mới thấy cái ước mơ “con đàn cháuđống” từ bao đời của người Việt thật có lý! Có lẽ mẹ nói đúng, phải lấy chồng, đẻ concho mẹ có cháu bế, vui cửa vui nhà sẽ bớt sầu não và biết đâu sức khỏe mẹ lại hồi phục!Nhưng chuyện lấy chồng không hề đơn giản. Khi còn học ở trường Sư Phạm, mìnhkhông bao giờ nghĩ tới hai chữ lấy chồng, yêu đương cũng không hề dây vào vì mất thìgiờ và lắm chuyện lôi thôi! Khẩu hiệu lúc ở trường là: Tất cả cho học tập! Có thế mìnhmới giành được cái danh hiệu Trạng nguyên chứ! Một kỷ niệm vui!...3. Ngày…tháng…năm 19…: Mình cứ nghĩ dạy cấp Một sẽ dễ dàng hơn rất nhiều dạy cấpBa, nhưng có lẽ không phải như vậy, mà là ngược lại. Dạy cấp Một như làm nền móngcho ngôi nhà, nền móng có vững chắc thì sau này mới có thể lên các tầng cấp Hai, cấpBa, rồi Đại học! Thế mà trước đây, việc đào tạo giáo viên cấp Một, cấp Hai lại tuyển toànnhững người thi trượt tốt nghiệp Trung học, trượt Đại học! Giáo viên của Trường Làngnày quả là giống như cái hình ảnh mà lâu nay người ta vẫn thấy: Là những người Nôngdân chính hiệu nhưng không cầm cày, cầm cuốc mà cầm bút, cầm phấn trắng mà thôi!Mà thực ra, trên danh nghĩa thì họ cầm bút nhưng họ vẫn cầm cày, cầm cuốc giỏi hơncầm bút! Thời gian mà họ đầu tư vào không phải là đọc sách, nâng cao trình độ, nghiệpvụ dạy học mà trồng rau màu, nuôi lợn, nuôi gà…sắp tới còn hùn vốn nuôi một đàn bònữa! Việc lên lớp, hình như đối với nhiều người không phải là việc chính, mà chỉ là làmqua loa, nhanh chóng cho xong, bởi đàn lợn, đàn gà và cả đàn con đang đợi họ về giảiquyết, mới là việc chính!... Thấy mình không triển khai “việc nhà nông” mà chỉ ngồi đọcsách, soạn giáo án, mấy chị hiệu trưởng, hiệu phó đều nói: “Em mà không lo gầy dựngcái “trang trại” nhỏ cho mình thì có ngày chết đói đấy! Học sinh ở đây nó hiểu rất giỏi cáicâu “Có thực mới vực được đạo”, chúng nó cũng phải lo kiếm cái ăn phụ giúp gia đìnhrồi mới tính đến chuyện học tập! Chúng ta là cô giáo của chúng nó, chẳng lẽ lại khônghiểu sâu sắc hơn chúng nó điều đó! Vì thế, học sinh nó không thuộc bài, chưa làm bàitập, hay phải nghỉ học một vài buổi thì đừng có trách phạt nó. Bởi chúng nó phải đi mòcua, bắt ốc, tát cá, mót khoai, mót lúa!...Mà tôi nhớ không nhầm thì chỉ hơn mười nămtrước, cô cũng có mặt trong những đội quân kiếm sống tí hon đó?!”. Cô Hiệu trưởng nóirất đúng, nhưng chẳng lẽ ta cứ sống như mười, hai mươi năm trước? Mình đem nhữngsuy nghĩ nói với mẹ, mẹ cười bảo: “Con sống xa quê có bốn năm mà đã thay đổi nhiều,vừa tốt, vừa không tốt. Tốt là đúng như quy luật của sự phát triển. Không tốt là con quênmất rằng sự thay đổi, phát triển ở nông thôn không giống như ở đô thị: đô thị phát triểntheo đường thẳng, còn nông thôn phát triển theo hình xoáy trôn ốc!... Còn nữa, có ...

Tài liệu được xem nhiều: