Danh mục

Nhiễm khuẩn da ở trẻ do tắm lá

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.65 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, rất nhiều gia đình tự lấy các loại lá, đun sôi lấy nước tắm cho trẻ sơ sinh, nhưng từ những thứ nước tưởng chừng vô hại này, trẻ nhỏ có thể bị nhiễm trùng da, để lại di chứng suốt đời.Hiện tượng viêm da do tắm lá mùa nào cũng gặp, từ những kinh nghiệm truyền miệng, các bậc cha mẹthường dùng nhiều thứ lá như sài đất, chân vịt, dẻ quạt để tắm cho trẻ. Nhưng một số bác sĩ nhi khoa cho biết, sẽ rất nguy hiểm khi cho rằng hễ trẻ bị rôm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiễm khuẩn da ở trẻ do tắm lá Nhiễm khuẩn da ở trẻ do tắm lá Hiện nay, rất nhiều gia đình tự lấy các loại lá, đun sôi lấy nước tắm cho trẻ sơ sinh, nhưng từ những thứ nước tưởng chừng vô hại này, trẻ nhỏ có thể bị nhiễm trùng da, để lại di chứng suốt đời.Hiện tượng viêm da do tắm lá mùa nào cũng gặp, từnhững kinh nghiệm truyền miệng, các bậc cha mẹthường dùng nhiều thứ lá như sài đất, chân vịt, dẻquạt để tắm cho trẻ.Nhưng một số bác sĩ nhi khoa cho biết, sẽ rất nguyhiểm khi cho rằng hễ trẻ bị rôm sảy là phải tắm lá bởinhiều khi bệnh này không hết mà còn phát thêm bệnhkhác. Nguyên nhân vì một số loại lá cây, mọc ở bờ,bụi, nếu không được rửa sạch thì sẽ tồn tại nhiều vikhuẩn gây bệnh, thậm chí khi đã đun sôi thì mầmbệnh chưa hẳn được tiêu diệt sạch.Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng khoa NhiBệnh viện Bạch Mai - Hà Nội cho biết, biểu hiện dễthấy nhất của trẻ bị viêm da là sốt, một số vùng dahoặc toàn thân xuất hiện mẩn đỏ. Tuy nhiên, khi thấyhiện tượng này, nhiều người lại quan niệm sau khitắm lá nếu mẩn đỏ phát ra ngoài da thì một vài ngàysau sẽ đỡ. Do đó, không ít trường hợp nhập việntrong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị dàingày. Cá biệt, có bệnh nhi bị viêm nhiễm ở vùng mặt,đầu, cổ, nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thầnkinh, nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch nãovà để lại di chứng suốt đời.Bác sĩ Lê Tố Như, Phó trưởng khoa Sơ sinh Bệnhviện Nhi Trung ương cho rằng, không phải trườnghợp nào tắm lá cũng gây các phản ứng trên da. Mộtsố biện pháp dân gian như tắm bằng quả mướpđắng, lá chè tươi, tắm chanh hay một số loại lá câykhác cũng rất hiệu quả, tuy nhiên, không phải trẻ sơsinh nào cũng thích ứng được những loại nước lá vàquả này.Trong khi đó, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, da có nhữngđặc tính rất khác biệt như mỏng, chỉ bằng khoảng 1/5da người lớn, với các chức năng bảo vệ kém nên rấtdễ nhiễm khuẩn. Do đó, việc làm sạch da hằng ngàybằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợpsẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng cho dacủa trẻ. Nếu không có điều kiện, dùng nước lọc đểtắm hằng ngày cho trẻ cũng rất an toàn.Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đôngy Việt Nam: Tắm lá không có khả năng làm mát. Việctắm lá (tắm thuốc) trong Đông y cũng phải có chỉ địnhrõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào khôngđược tắm.Đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếudo rôm sảy thì lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôiđể nguội lấy nước tắm, do chốc lở, mụn nhọt thì lấy20g lá đào tươi, rửa sạch đun nước tắm.

Tài liệu được xem nhiều: