Kỳ 2: Điều trị và dự phòng bệnh do liên cầu khuẩn S. suisChẩn đoán nhiễm S. suis dựa vào dấu hiệu nào? Chẩn đoán nhiễm khuẩn do S. suis dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và tổn thương đặc trưng về giải phẫu bệnh học. Để chẩn đoán xác định, việc phân lập được S. suis từ bệnh phẩm có ý nghĩa quan trọng. Các thông tin về dịch tễ học như tiền sử tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh là hết sức quan trọng. Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán: xét nghiệm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiễm liên cầu lợn ở người, mối lo ngại về sức khỏe (Kỳ II) Nhiễm liên cầu lợn ở người, mối lo ngại về sức khỏe (Kỳ II) Kỳ 2: Điều trị và dự phòng bệnh do liên cầu khuẩn S. suis Chẩn đoán nhiễm S. suis dựa vào dấu hiệu nào? Chẩn đoán nhiễm khuẩn do S. suis dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và tổnthương đặc trưng về giải phẫu bệnh học. Để chẩn đoán xác định, việc phân lậpđược S. suis từ bệnh phẩm có ý nghĩa quan trọng. Các thông tin về dịch tễ học nhưtiền sử tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh là hết sức quan trọng. Các xét nghiệm cầnthiết để chẩn đoán: xét nghiệm máu biểu hiện tăng bạch cầu, nồng độ protein phảnứng C cao, từ 130 - 236mg/l. Trong một số trường hợp, do gan bị tổn thương, cácenzyme AST, ALT tăng cao. Xét nghiệm dịch não tủy cho thấy dịch đục, tăngbạch cầu đa nhân, nồng độ protein và glucose rất thấp. Nhuộm Gram dịch não tủy,máu, dịch khớp trong nhiều trường hợp sẽ thấy các cầu khuẩn Gram (+) xếp thànhtừng chuỗi. Các kỹ thuật nuôi cấy phân lập, ngưng kết bằng kháng huyết thanh đặchiệu, PCR có ý nghĩa quyết định trong xác định căn nguyên S. suis. Kỹ thuật PCRcó vai trò quan trọng trong xác định nhiễm S. suis ở người. Điều trị nhiễm S. suis bằng cách nào? Nếu đã xác định đó là nhiễm khuẩn do S. suis, việc điều trị kháng sinh cũngnhư các biện pháp điều trị khác là cần thiết và rất hiệu quả. Chế độ điều trị có thể thay đổi tùy từng bệnh nhân dựa trên các biểu hiện vàmức độ nặng trên lâm sàng. Sau khi đã khẳng định nhiễm khuẩn do S. suis,penicillin G thường được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân. Các kháng sinh kháccó thể được phối hợp thêm như ceftriaxone, gentamicin, chloramphenicol vàampicillin. Liều lượng kháng sinh cũng khác nhau tùy theo mức độ nặng của bệnh.Với các bệnh nhân có mức độ trung bình, liều điều trị khuyến cáo là 4 triệu đơn vịpenicillin G, 6 giờ dùng một lần hoặc 2g ceftriaxone, 12 giờ dùng một lần trong ítnhất là 10 ngày. Với những trường hợp nặng, một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng2g ceftriaxone, 6 giờ dùng một lần hoặc 2g ceftriaxone dùng sau mỗi giờ khôngphải lúc nào cũng có hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, việc phối hợp kháng sinhlà cần thiết. Với những bệnh nhân tình trạng nhiễm khuẩn rất nặng như sốc nhiễmkhuẩn, việc điều trị kháng sinh không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Các phươngpháp điều trị và chăm sóc khác như duy trì nồng độ glucose máu 4 – 6mmol/l,chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn bệnh viện, sử dụngimmunglobulin đường tĩnh mạch chống sốc. Hội chứng sốc nhiễm khuẩn có thểdẫn đến tình trạng phá hủy đa tạng như gan, thận và hệ tuần hoàn, do vậy, tỷ lệ tửvong trong những trường hợp này rất cao (hơn 70%) mặc dù đã có những phươngthức điều trị thích hợp. Phòng và kiểm soát bệnh Do nguồn lây nhiễm là lợn bị bệnh, nên việc ngăn chặn sự lây lan bệnh từlợn sang người phụ thuộc rất nhiều vào kiểm soát lợn bị bệnh. Các vụ dịch nhiễmkhuẩn do S. suis xảy ra ở người chủ yếu xuất hiện ở những nước đang phát triểnvà có nhu cầu lớn trong sản xuất thịt lợn. Ở những nước này, việc kiểm soát bệnhtật do S. suis gây ra ở lợn còn nhiều hạn chế do điều kiện nuôi chưa được tốt nhưchuồng trại bẩn, ẩm ướt, kém thông khí, nước và thực phẩm nhiễm bẩn. Do vậy, cải thiện điều kiện chăn nuôi lợn và tiêm vaccin đầy đủ cho đànlợn là những biện pháp có hiệu quả làm giảm các vụ dịch bệnh do S. suis gây ra vàgiảm các nhiễm khuẩn do vi khuẩn này ở người. Hiện nay, chưa có vaccin phòng nhiễm khuẩn do S. suis dùng cho người.Vì vậy, trong khi dịch xảy ra, việc kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, buôn bán, giếtmổ lợn có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây lan sang người. Chính vì thế,tăng cường nhận thức của cộng đồng về bệnh do S. suis gây ra, đặc biệt với nhữngnhóm đối tượng có nguy cơ là yếu tố giúp ngăn chặn bệnh tật do vi khuẩn này gâyra cho người. Việc tuyên truyền, giáo dục cho mọi người về an toàn trong chế biếnthịt lợn là cần thiết. Những người có vết thương ở da nên đeo găng khi tiếp xúcvới thịt lợn sống. Ngoài ra, sau khi chế biến, cần phải rửa tay và đồ dùng thật kỹtrước khi tiếp xúc với thức ăn chín hoặc đồ vật khác. Thịt lợn cũng như thực phẩm có liên quan cần được nấu chín theo nhưkhuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, bảo đảm nhiệt độ ở giữa miếng thịt tốithiểu đạt 70oC hoặc là nước từ thịt chảy ra phải trong, không còn màu hồng. Yếu tố then chốt để phòng ngừa nhiễm khuẩn do S. suis gây ra ở người làtránh tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh hoặc lợn mang vi khuẩn gây bệnh. Đối vớinhững nhóm người có nguy cơ cao, trang bị bảo hộ lao động, đeo găng tay đểtránh tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc thịt lợn có S. suis là cần thiết. Trong vùngdịch, việc tuyên truyền giáo dục để cộng đồng nhận thức được về bệnh do S. suisgây ra sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh. Chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúngphác đồ c ...