Nhiễm trùng da ở trẻĐây là căn bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé yêu khi không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh dễ dàng phòng tránh nếu bạn giữ cho da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.Tiết mồ hôi là một trong những cơ chế giúp điều hòa thân nhiệt, giữ thân nhiệt luôn ổn định ở mức 370C. Có nhiều yếu tố tác động đến việc tiết mồ hôi, bao gồm nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, chẳng hạn như trong môi trường lạnh, mồ hôi giảm tiết và ngược...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiễm trùng da ở trẻ Nhiễm trùng da ở trẻ Đây là căn bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé yêu khi khôngđược điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh dễ dàng phòng tránh nếu bạn giữ cho da béluôn sạch sẽ và khô thoáng. Tiết mồ hôi là một trong những cơ chế giúp điều hòa thân nhiệt, giữ thânnhiệt luôn ổn định ở mức 370C. Có nhiều yếu tố tác động đến việc tiết mồ hôi, baogồm nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, chẳng hạn như trong môi trường lạnh, mồhôi giảm tiết và ngược lại. Nhiễm trùng da ở trẻ là bệnh lý rất thường gặp vào những lúc tiết trời nóngbức, độ ẩm cao Nhiễm trùng da ở trẻ là bệnh lý rất thường gặp vào những lúc tiết trời nóngbức, độ ẩm cao vì gây tăng tiết mồ hôi và làm chậm thoát mồ hôi ở da, tạo môitrường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Lý do: Mồ hôi không thoát tốt dễ làm tắc các tuyến mồ hôi, sang thương da,gây ngứa. Nếu trẻ gãi sẽ làm trầy xước bề mặt da, làm tổn thương hàng rào bảo vệcủa da, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.Nguyên nhân thường gặp: Vệ sinh da kém, tắm lá không hợp vệ sinh, thói quen ủkín trẻ, không thay tã giấy thường xuyên, sử dụng một số thuốc có corticoid thoalên da trẻ trong thời gian dài... Những thông tin sau sẽ giúp bạn bảo vệ con khỏi căn bệnh khó chịu này. Chăm sóc da cho trẻ: Giữ da bé khô thoáng Khi vệ sinh da hàng ngày cho bé, bạn cần lưu ý các vùng nếp gấp hay bị bỏsót. Bạn có thể tắm bé từ 1 - 2 lần/ngày kèm theo lau mình bằng nước ấm thêmmột vài lần. Cho trẻ mặc quần áo rộng bằng chất liệu mềm, hút ẩm tốt. Tránh ủ trẻ quákỹ làm da khó thoát mồ hôi. Bạn nên thay quần áo cho trẻ ngay khi thấy ẩm mồhôi. Không nên dùng tã giấy thường xuyên. Nếu không, bạn cần thay tã cho trẻnhiều lần trong ngày để tránh bị hăm da. Vệ sinh tay chân trẻ sạch sẽ Bạn nên cắt móng tay, móng chân và thường xuyên cho trẻ mang bao tay đểtránh khả năng bé gãi làm trầy xước da. Giữ môi trường sống sạch sẽ Luôn lau chùi, vệ sinh phòng trẻ mỗi ngày, giặt và thay drap, bao gối, mềmthường xuyên. Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ Giặt và phơi quần áo trẻ dưới ánh nắng mặt trời. Bạn nên lộn mặt trái quầnáo khi phơi. Trong trường hợp da có vết trầy xước gây chảy máu: Bạn cần rửa vết thương với nước sạch, giữ bề mặt vết thương khô thoáng,có thể bôi dung dịch sát trùng như Milian, Betadine, Povidine... lên bề mặt vếtthương. Sử dụng một số loại thuốc kháng histamine như Pheramin, Polaramine... Các loại thuốc trên có thể giảm ngứa và kích ứng. Ngoài ra, bạn có thể sửdụng một số chế phẩm sữa tắm đặc biệt dành cho da bị kích ứng như Lactacyd,Saforelle... giúp làm dịu bớt tình trạng kích ứng da. Lưu ý: Không đắp lá, tắm lá vì nếu không được rửa sạch, lá cây sẽ chứa rất nhiềuvi khuẩn, khi đắp lên vết thương sẽ làm nhiễm trùng da càng nặng nề hơn. Không tự ý thoa các loại kem chứa kháng sinh, corticoid. Những dạng nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em: Tùy theo mức độ, có rất nhiều hình thức nhiễm trùng da như hăm kẽ, hămtã, rôm sảy, ghẻ, lang ben, chốc, u mềm lây, mụn nhọt, viêm mô tế bào... Đa số trường hợp sang thương da thường khu trú tại chỗ, có thể gây ngứalàm trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, biếng ăn. Một số trường hợp đặcbiệt như tổn thương lan rộng và nguy hiểm hơn như viêm mô tế bào bao gồm sưngtấy vùng mô mềm quanh vết thương, sốt cao, nổi hạch... Nặng hơn là nhiễm trùngmáu do vi khuẩn từ vết thương ngoài da xâm nhập vào máu.