Danh mục

NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.35 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ chế xâm nhập của các vi trùng gây bệnh:Các vi khuẩn Entero gram (-) hiện diện ở âm đạo và vùng quanh niệu đạo ở phụ nữ có thể từ sự thay đổi vi khuẩn chí bình thường do việc dùng thuốc kháng sinh, dùng màng chắn âm đạo và thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai hoặc do nhiễm trùng ở hệ sinh dục. Sự xâm nhập của vi trùng có thể tác động qua sờ mó trong khi giao hợp. Trong khi đó nhiễm trùng đài bể thận do đường máu thường xảy ra ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 2) NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 2) 2. Cơ chế xâm nhập của các vi trùng gây bệnh: Các vi khuẩn Entero gram (-) hiện diện ở âm đạo và vùng quanh niệu đạoở phụ nữ có thể từ sự thay đổi vi khuẩn chí bình thường do việc dùng thuốc khángsinh, dùng màng chắn âm đạo và thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai hoặc do nhiễmtrùng ở hệ sinh dục. Sự xâm nhập của vi trùng có thể tác động qua sờ mó trong khigiao hợp. Trong khi đó nhiễm trùng đài bể thận do đường máu thường xảy ra ởnhững bệnh nhân bị suy kiệt do bệnh mạn tính hoặc ở những bệnh nhân đang dùngthuốc ức chế miễn dịch. 3. Yếu tố thuận lợi: - Ở phụ nữ trẻ, yếu tố tạo thuận lợi cho sự nhiễm trùng tiểu là khoảng cáchgiữa hậu môn và lỗ tiểu quá gần (4 cm), sự sờ mó trong khi giao hợp và sự thayđổi khuẩn chí bình thường do sử dụng màng chắn âm đạo và thuốc diệt tinh trùng. - Ở đàn ông, viêm và phì đại tuyến tiền liệt, đặc biệt những người đàn ôngmắc bệnh đồng tính luyến ái cũng dễ dàng nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra những ngườibị nhiễm HIV với CD+4 T cell dưới 200/ml huyết tương cũng dễ dàng nhiễm trùngtiểu. - Thai kỳ: tỷ lệ nhiễm trùng tiểu xuất hiện từ 7 - 8% trong thai kỳ, trong đókhoảng 20 - 30% đái ra vi trùng mà không có triệu chứng và sẽ đưa đến viêm đàibể thận. Cơ chế là do giảm trương lực cơ trơn niệu đạo, bàng quang và van nốiniệu quản - bàng quang. - Tắc nghẽn đường niệu do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi, bướu hoặc sẹo. - Rối loạn chức năng bàng quang do thần kinh như tổn thương tủy sống,tabès, xơ cứng cột bên teo cơ hoặc đái đường. Những bệnh nhân này thường bị ứđọng nước tiểu, kết hợp với tình trạng tăng calci niệu do nằm lâu đưa đến thànhlập sỏi niệu cùng với việc thường phải đặt thông tiểu nên rất dễ bị nhiễm trùngtiểu. - Hồi lưu bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) do bất thườngđường niệu về mặt giải phẫu học, trong trường hợp này tiến hành chụp cản quangbàng quang niệu đạo trong lúc đi đái (voiding cystoureterography). 4. Độc lực của vi khuẩn: - E.Coli và Proteus với những tua fimbriae giúp để bám vào các thụ thể củabiểu bì hệ niệu. E.Coli còn có các P. Pilus và Gal Pilus để bám vào các thành phầndigalactoside và glycosphingolipid trên tế bào biểu bì của đường niệu. - Ngoài ra các vi khuẩn còn tiết ra các hemolysine và aerobactine đối khánglại kháng thể của huyết thanh. 5. Yếu tố di truyền: Số lượng và loại tiếp thụ thể trên các tế bào biểu bì đường niệu có vai tròquan trọng trong sự xâm nhập của vi khuẩn. Có nhiều thành phần antigen củanhóm máu hiện diện đồng thời trên bề mặt hồng cầu và trên bề mặt biểu bì hệniệu. B. THEO YHCT: Nhiễm trùng tiểu với hội chứng niệu đạo cấp thuộc phạm trù chứng Lâmtheo YHCT nên nguyên nhân không ngoài cảm nhiễm Thấp nhiệt tà. Biểu hiệnlâm sàng đầu tiên là Nhiệt lâm. Nhiệt uất kết hóa hỏa sẽ gây nên bức huyết gọi làHuyết lâm. Thấp nhiệt uất kết lâu ngày sẽ tạo nên sỏi niệu gọi là Thạch lâm.Chứng lâm kéo dài lâu ngày hoặc trở đi tái lại nhiều lần gọi là Lao lâm. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh nhiễm trùng tiểu theo YHCT

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: