Danh mục

NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 6)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.92 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phòng ngừa:- Ở phụ nữ có hơn 2 lần nhiễm trùng tiểu trong 6 tháng nên đặt vấn đề dự phòng: * Uống nhiều nước sao cho mỗi ngày có thể tiểu được trên 2 lít.* Đi tiểu trước khi đi ngủ, sau khi giao hợp, bất kỳ lúc nào cảm thấy mót tiểu.* Không dùng màng chắn âm đạo và thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai mà nên chuyển sang phương pháp khác.* Sau khi giao hợp nên sử dụng một trong các kháng sinh sau đây: Trimethoprime 150 mg, Bactrim 80/400 mg, Cephalexin 250 mg, Nitrofurantoin...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 6) NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 6) 4- Phòng ngừa: - Ở phụ nữ có hơn 2 lần nhiễm trùng tiểu trong 6 tháng nên đặt vấn đề dựphòng: * Uống nhiều nước sao cho mỗi ngày có thể tiểu được trên 2 lít. * Đi tiểu trước khi đi ngủ, sau khi giao hợp, bất kỳ lúc nào cảm thấy móttiểu. * Không dùng màng chắn âm đạo và thuốc diệt tinh trùng để ngừa thai mànên chuyển sang phương pháp khác. * Sau khi giao hợp nên sử dụng một trong các kháng sinh sau đây:Trimethoprime 150 mg, Bactrim 80/400 mg, Cephalexin 250 mg, Nitrofurantoin50 hoặc 100 mg. Liên tục sử dụng một trong các loại kháng sinh theo liệu trình sauđây: Trimethoprime 150 mg mỗi tối, Trimethoprime và Sulfamethoxazol 40/200mg mỗi tối, Trimethoprime và Sulfamethoxazol 40/200 mg x 3 lần/tuần,Cephalexin 250 mg mỗi tối, Norfloxacin 200 mg mỗi tối. - Với những người viêm tiền liệt tuyến hoặc trước và sau giải phẫu tiền liệttuyến hoặc phụ nữ có thai với tiểu vi trùng không triệu chứng có thể dùng ngày 1lần hoặc 3 lần/1 tuần với 1 trong 2 kháng sinh sau đây Bactrim 80/400 mg,Nitrofurantoin 50 mg. B- THEO YHCT: 1- Nhiệt lâm: - Phép trị: Thanh nhiệt lợi thấp, với mục đích * Hạ sốt với các dược liệu như Hoạt thạch, Cam thảo. * Lợi tiểu như Cù mạch, Biển súc, Mộc thông, Xa tiền tử. * Kháng khuẩn tụ cầu vàng, Proteus, Enterobacter như Chi tử, Đại hoàng,Cam thảo. - Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc Bát chính tán gồm Hoạt thạch 12g, Cù mạch 12g, Biển súc 12g,Mộc thông 8g, Chi tử 12g, Đại hoàng 8g, Xa tiền tử 12g, Cam thảo bắc 8g. 2- Huyết lâm: - Phép trị: Thanh nhiệt giải độc lương huyết chỉ huyết, với mục đích * Hạ sốt: Hoạt thạch, Sinh địa. * Lợi tiểu: Mộc thông, Đạm trúc diệp. * Kháng khuẩn tụ cầu, E.Coli, Proteus, Herpes simplex như: Đương quy,Chi tử, Tiểu kế, Trắc bá diệp. * Cầm máu như: Chi tử, Ngẫu tiết, Bồ hoàng, Tiểu kế, Trắc bá diệp. - Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc Tiểu kế ẩm (Tế sinh phương) gồm Sinh địa 40g, Tiểu kế 20g,Hoạt thạch 12g, Mộc thông 12g, Bồ hoàng sao 20g, Đạm trúc diệp 12g, Ngẫu tiết30g, Đương quy 20g, Chi tử 12g, Trắc bá 20g. Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Dược tính Y học cổ truyền Vai trò Tiểu kế Hơi đắng, lạnh. Quân Lương huyết, chỉ huyết, giải độc tiêu ung. Ngọt, đắng, lạnh. Lương huyết thanh nhiệt. Sinh địa Quân Tư âm giáng hỏa, sinh tân, nhuận táo. Hoạt Ngọt, lạnh. Thanh nhiệt lợi thấp. Thầnthạch Mộc Đắng, lạnh. Giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, Thầnthông thông tiểu tiện. Ngọt, bình. Hoạt huyết khu ứ. Bồ hoàng Thầnsao Thu sáp chỉ huyết lợi tiểu. Đạm trúc Ngọt, lạnh. Thanh tâm trừ phiền nhiệt. Thầndiệp Ngẫu tiết Chát. Thu sáp chỉ huyết. Tásao Đương Ngọt, ấm. Dưỡng huyết hoạt huyết. Táquy Chi tử Chỉ huyết Tásao Trắc bá Đắng, mát. Lương huyết chỉ huyết Tádiệp Gia thêm Đại hoàng 6g để tăng tác dụng cầm máu (do tăng Fibrinogen). 3. Lao lâm: - Phép trị: Tư âm, thanh nhiệt, trừ thấp với mục đích * Kháng viêm + hạ sốt: Thục địa, Đơn bì, tri mẫu. * Lợi tiểu: Phục linh, Trạch tả. * Kháng khuẩn tụ cầu vàng, Proteus … như Đơn bì, Tri mẫu, Hoàng bá. - Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc Lục vị tri bá gồm Thục địa 40g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 20g,Trạch tả 8g, Sơn thù 16g, Phục linh 12g, Hoàng bá 20g, Tri mẫu 20g. Và/hoặc giathêm Kim ngân 20g, Liên kiều 20g. (Bài giảng Bệnh học và điều trị - Tập 3. Bộ môn YHCT. Trường ĐHYD TPHồ Chí Minh) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: