Sau đây là tài liệu hướng dẫn chi tiết về nhiếp ảnh, mời các bạn cùng tham khảo để củng cố kiến thức và trau dồi kinh nghiệm chụp và chỉnh sửa ảnh của mình nhé! Tài liệu trình bày chi tiết về cách chọn máy ảnh, chọn thẻ nhớ, kỹ thuật chụp ảnh, nguyên tắc khi chụp ảnh, tốc độ chụp ảnh, kỹ thuật xử lý ảnh,... mời các bạn cùng tham khảo. Chúc các bạn thành công!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiếp ảnh số A-Z NHIẾP ẢNH SỐ A-Z Mục lục Overture Máy ảnh số và nhiếp ảnh số Chọn máy ảnh Có những gì trong một dCam? Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography Kính lọc Kỹ thuật chụp ảnh Kỹ thuật căn bản Nguyên tắc chụp ảnh Độ nét sâu của trường ảnh Tốc độ chụp ảnh Các chế độ đo sáng Các hiệu chỉnh khác Ngôn ngữ nhiếp ảnh Less is more Tương phản trong Nhiếp ảnh Quy tắc bố cục tranh phong cảnh Bố cục ảnh Yếu tố phụ trong bố cục Đường nét trong bố cục Bố cục và sáng tạo Các yếu tố hình họa của hình ảnh Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh Chụp ảnh chân dung Ánh sáng trong ảnh chân dung Chụp ảnh phong cảnh Chụp close up và ảnh hoa Chụp ảnh báo chí Xử lý ảnh Hiểu thêm về các thông số của ảnh RAW vs JPEG Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối Tối ưu ảnh trước khi up lên site Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif Khắc phục Out nét Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ In ảnh tại Labs Mẹo vặt và hỏi đáp Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc Hiệu ứng zoom Mẹo đo sáng thay thế Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm Kính lọc màu cho đèn và ống kính: Nghệ thuật xem ảnh Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) Bù trừ sáng (EV) Kinh nghiệm đo sáng Đặt tên cho ảnh Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối Tone màu? Chế độ chụp Lấy nét - chế độ màu AEB Chụp cảnh hoàng hôn Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm Chụp ảnh lưu niệm Chụp ảnh khi trời mưa Chụp ảnh khi trời gió Mưa đêm và những tia chớp Chụp ảnh trong sương mù Chụp ảnh khi tuyết rơi Chụp ảnh biển Chụp ảnh chân dung Chụp pháo hoa 7 lời khuyên cho chụp ảnh nội thất Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn So sánh Canon và Nikon Noise – vỡ hạt ảnh Xử lý bụi bám trên sensor Khẩu độ sáng Nghệ thuật và sự dung tục Hệ số nhân tiêu cự Ảnh đen trắng trong thời đại số Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh? Thông tin về sách Overture Lời đầu tiên xin được cảm ơn công nghệ kỹ thuật số hay nói chính xác hơn là các chuyên gia của lĩnh vực này đã và đang miệt mài làm việc để mỗi ngày kỹ thuật số lại mang đến cho người sử dụng những khả năng kỳ diệu hơn, trong đó có các máy ảnh Digital. Quay ngược dòng thời gian, chỉ 5 năm trước dây thôi, thì khái niệm Nhiếp ảnh có một cái gì đó đặc biệt và xa vời đối với đại đa số những người không làm trong nghề có liên quan tới ảnh. NTL vẫn còn nhớ hồi năm 1999, để có thể mua một chiếc Nikon Coolpix 950 với 1,9 Mpix, chậm như rùa thì bạn phải chi ra khoảng 900$ đấy là chưa nói đến giá của các loại thẻ nhớ! Năm 2004 là một năm đáng nhớ với những phát triển vượt bậc của kỹ thuật số trong nhiếp ảnh. Sự hoàn thiện với tốc độ đáng kinh ngạc trong tất cả các dòng máy ảnh số cũng như giá thành của chúng bắt đầu rơi xuống ngưỡng mà ai cũng có thể mơ ước cho mình một chiếc dCam bỏ túi xinh xắn và tiện lợi. Như thế nhiếp ảnh đang từ một lĩnh vực đặc biệt đã nghiễm nhiên đi vào đời sống của xã hội hiện đại như một thiết bị không thể nào thiếu được. Sự bùng nổ của các thiết bị chụp ảnh có thể được kể đến từ Web Cam, PDA, điện thoại di động, máy quay phim có tính năng chụp ảnh...và dĩ nhiên là các loại máy ảnh dCam mà sự xuất hiện của chúng nhiều và thay đổi nhanh đến mức nếu không theo dõi hàng ngày thì khó biết được tên của những loại máy mới ra trên thị trường. Như thế công nghệ mới đã làm thay đổi khá nhiều thói quen truyền thống và tạo nên những điều bất ngờ không ai dám hình dung dù chỉ trước đó mấy năm. Tháng 9-2003, hãng Kodak, nổi tiếng về các sản phẩm phim ảnh, tuyên bố ngừng việc nghiên cứu và chế tạo phim âm bản (tuy nhiên hồi cuối năm 2004 Kodak vẫn lặng lẽ cho ra thị trường hai loại phim mới ISO 200 và 800 có chất lượng cực hoàn hảo). Thị trường thiết bị cho ảnh đen trắng nhà nghề thất thu đến mức báo động và một loạt nhà máy trên toàn châu Âu đóng cửa. Và hãng sản xuất thiết bị nhiếp ảnh lừng danh ILFORD sau 125 năm tồn tại cũng đang phải lo lắng về số phận của mình trong vài ba năm tới. Chưa bao giờ trong lịch sử nhiếp ảnh của thế giới người tiêu dùng nghiệp dư có thể mua những chiếc SLR với tính năng thật hoàn hảo mà chỉ hết có vài trăm USD - nên nhớ rằng những chiếc dSLR có tính năng tương đương trị giá hàng nghìn USD! Có lẽ chiếc Nikon F6 sẽ là tượng đài cuối cùng của thế hệ máy SLR từng một lần làm nên lịch sử? Lĩnh vực chuyên nghiệp duy nhất chưa bị đụng chạm tới nhiều là các nhiếp ảnh gia sử dụng máy chụp phim tấm khổ lớn Large Format và Moyen Format, lý do thật giản dị: các Back kỹ thuật số chưa thật sự vượt trội hơn khả năng thể hiện của phim cổ điển. Tuy nhiên thị thường phim cho loại máy này cũng đang thu hẹp dần, ít sự lựa chọn hơn trước. Công nghệ kỹ thuật số có những đòi hỏi của riêng nó mà sự tương thích kỹ thuật với các ...