Nhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng và chất lượng không khí: chỉ dẫn cơ bản cho công tác bảo quản
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 111.52 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sherelin Ocđen - Trưởng ban bảo quản, Hiệp hội lịch sử Minesota Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm tương đối rất quan trọng trong công tác bảo quản thư viện và các nơi lưu trữ vì khi nhiệt độ và độ ẩm không đảm bảo sẽ góp phần đáng kể làm hỏng các tư liệu lưu trữ. Nhiệt độ cao cũng làm gia tăng mức độ hư hỏng: hầu hết các phản ứng hoá học gây hỏng tư liệu có tỷ lệ tăng gần gấp đôi mỗi khi nhiệt độ tăng 18 độ F (khoảng 10 độ C). Độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng và chất lượng không khí: chỉ dẫn cơ bản cho công tác bảo quảnNhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng và chất lượng không khí: chỉ dẫn cơ bảncho công tác bảo quảnSherelin Ocđen - Trưởng ban bảo quản, Hiệp hội lịch sử MinesotaĐiều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm tương đối rất quan trọng trong công tác bảoquản thư viện và các nơi lưu trữ vì khi nhiệt độ và độ ẩm không đảm bảo sẽgóp phần đáng kể làm hỏng các tư liệu lưu trữ. Nhiệt độ cao cũng làm giatăng mức độ hư hỏng: hầu hết các phản ứng hoá học gây hỏng tư liệu có tỷ lệtăng gần gấp đôi mỗi khi nhiệt độ tăng 18 độ F (khoảng 10 độ C). Độ ẩmtương đối cao tạo ra độ ẩm cần thiết, xúc tiến các phản ứng hóa học có hạiđối với tư liệu, và khi kết hợp với nhiệt độ cao gây ra sự phát triển của nấmcũng như các loại côn trùng. Độ ẩm tương đối đặc biệt thấp, thường xuất hiệnvào mùa đông ở những nơi sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm, có thể làmcho một số loại tư liệu lưu trữ trở nên khô và giòn.Sự dao động về nhiệt độ và độ ẩm tương đối cũng gây tác hại. Các tư liệu lưutrữ thường có tính hút ẩm, rất dễ hút và nhả hơi nước. Sự thay đổi về nhiệt độvà độ ẩm tương đối hàng ngày và theo mùa có thể làm các tư liệu lưu trữ nởra hoặc co lại. Những thay đổi nghiêm trọng gia tăng mức độ hư hỏng, dẫntới những thiệt hại thấy được như quăn giấy, bong mực, cong vênh bìa sách,và rạn bong ảnh. Tuy nhiên, ở một số cơ sở thư viện, các tư liệu lưu trữ có thểđược bảo vệ trước các dao động ở mức độ vừa phải. Một số loại chất liệuđóng gói kèm theo hoặc sách báo đóng gói sát nhau có thể gây ra các thay đổinhỏ về nhiệt độ và độ ẩm.Lắp đặt đầy đủ và vận hành các thiết bị điều chỉnh khí hậu để duy trì tiêuchuẩn bảo quản sẽ làm chậm tiến trình hư hỏng các tư liệu lưu trữ một cáchđáng kể. Thiết bị điều chỉnh khí hậu được xếp theo độ phức tạp: từ máy điềuhoà, máy tạo độ ẩm và / hoặc máy hút ẩm từng phòng đơn giản đến hệ thốngđiều hoà trung tâm cho cả toà nhà để có thể lọc, làm mát, sưởi, tạo ẩm và hútẩm không khí. Cần tìm kiếm sự trợ giúp của các kỹ sư có kinh nghiệm về lĩnhvực điều chỉnh khí hậu để có thể chọn và lắp đặt thiết bị. Cần có thêm cácbiện pháp để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Toàn bộ toà nhà cũngcần được bảo dưỡng tốt, cần phải hàn gắn các vết rạn nứt ngay khi mới xuấthiện. Cửa đi và cửa sổ bên ngoài phải bịt các khe gió và phải đóng kín đểtránh lưu thông với không khí ngoài trời. Tại những vùng có mùa đông lạnh,phía trong cửa sổ phải được bít kín bằng các tấm dính hoặc bằng băng dính.Tại các khu vực lưu trữ có thể bịt các cửa sổ bằng các tấm ván lát tường hoặcbằng băng dính.Các nhà chuyên môn thường bất đồng về nhiệt độ và độ ẩm tương đối tối ưucho các tư liệu lưu trữ. Thông thường họ cho rằng nhiệt độ ổn định không caohơn 70 độ F, còn độ ẩm tương đối ổn định dao động trong khoảng tối thiểu là30% và tối đa là 50%. Qua nghiên cứu cho thấy độ ẩm tương đối dao động ởmức thấp thì tốt hơn vì khi đó tiến trình xuống cấp của tư liệu diễn ra ở tốc độchậm hơn. Nói chung, nhiệt độ càng thấp càng tốt. Nhiệt độ trong các khuvực chỉ dành riêng cho lưu trữ nên thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ở các khuvực vừa dùng để lưu trữ vừa dùng để tra cứu.Đôi khi nên lưu trữ các tư liệu ít sử dụng ở nhiệt độ lạnh có sử dụng thiết bịđiều chỉnh độ ẩm. Tuy nhiên khi lấy các tư liệu ra khỏi khu vực lưu trữ ởnhiệt độ lạnh thì sự thay đổi nhiệt độ nhanh có thể làm cho các tư liệu đó bịngưng tụ hơi nước . Trong trường hợp như vậy cần phải có sự thay đổi nhiệtđộ dần dần để dễ thích nghi.Duy trì các điều kiện ổn định rất quan trọng. Thưviện hay các cơ sở lưu trữ cần chọn lựa nhiệt độ và độ ẩm tương đối trongkhoảng tối ưu, duy trì trong suốt 24 tiếng một ngày trong suốt 365 ngày trongnăm. Không bao giờ được tắt hệ thống điều chỉnh khí hậu cũng như khôngđặt chế độ thấp hơn về đêm, vào cuối tuần hoặc vào bất cứ thời gian nào màthư viện và các nơi lưu trữ đóng cửa. Chi phí phát sinh do vận hành liên tụchệ thống này sẽ ít hơn nhiều so với chi phí khắc phục bảo quản trong tươnglai để phục chế các hư hỏng do điều kiện khí hậu không đảm bảo.Mặc dù nhiều thư viện và các nơi lưu trữ thấy thực hiện việc này rất tốn kémvà ngoài khả năng, nhưng qua thực tiễn và qua kiểm nghiệm cho thấy thờihạn sử dụng của các tư liệu tăng đáng kể nhờ duy trì ổn định nhiệt độ và độẩm tương đối. Tại những nơi không đủ điều kiện kinh tế hoặc thiếu hệ thốngmáy móc để có thể duy trì các điều kiện tối ưu quanh năm thì có thể chọn tiêuchuẩn ít nghiêm ngặt hơn trong mùa hè và mùa đông sao cho nhiệt độ và độẩm tương đối sẽ thay đổi dần dần trong khoảng cho phép giữa hai mùa. Tiêuchuẩn về nhiệt độ và độ ẩm tương đối theo mùa càng gần mức tối ưu càngtốt. Đáng chú ý là các tư liệu không bằng chất liệu giấy có thể đòi hỏi nhiệtđộ và độ ẩm tương đối khác với các tư liệu bằng chất liệu giấy. Ngoài ra, việcduy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối ở mức tối ưu có thể gây hư hại đến kếtcấu của toà nhà dùng để lưu trữ tư liệu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng và chất lượng không khí: chỉ dẫn cơ bản cho công tác bảo quảnNhiệt độ, độ ẩm tương đối, ánh sáng và chất lượng không khí: chỉ dẫn cơ bảncho công tác bảo quảnSherelin Ocđen - Trưởng ban bảo quản, Hiệp hội lịch sử MinesotaĐiều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm tương đối rất quan trọng trong công tác bảoquản thư viện và các nơi lưu trữ vì khi nhiệt độ và độ ẩm không đảm bảo sẽgóp phần đáng kể làm hỏng các tư liệu lưu trữ. Nhiệt độ cao cũng làm giatăng mức độ hư hỏng: hầu hết các phản ứng hoá học gây hỏng tư liệu có tỷ lệtăng gần gấp đôi mỗi khi nhiệt độ tăng 18 độ F (khoảng 10 độ C). Độ ẩmtương đối cao tạo ra độ ẩm cần thiết, xúc tiến các phản ứng hóa học có hạiđối với tư liệu, và khi kết hợp với nhiệt độ cao gây ra sự phát triển của nấmcũng như các loại côn trùng. Độ ẩm tương đối đặc biệt thấp, thường xuất hiệnvào mùa đông ở những nơi sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm, có thể làmcho một số loại tư liệu lưu trữ trở nên khô và giòn.Sự dao động về nhiệt độ và độ ẩm tương đối cũng gây tác hại. Các tư liệu lưutrữ thường có tính hút ẩm, rất dễ hút và nhả hơi nước. Sự thay đổi về nhiệt độvà độ ẩm tương đối hàng ngày và theo mùa có thể làm các tư liệu lưu trữ nởra hoặc co lại. Những thay đổi nghiêm trọng gia tăng mức độ hư hỏng, dẫntới những thiệt hại thấy được như quăn giấy, bong mực, cong vênh bìa sách,và rạn bong ảnh. Tuy nhiên, ở một số cơ sở thư viện, các tư liệu lưu trữ có thểđược bảo vệ trước các dao động ở mức độ vừa phải. Một số loại chất liệuđóng gói kèm theo hoặc sách báo đóng gói sát nhau có thể gây ra các thay đổinhỏ về nhiệt độ và độ ẩm.Lắp đặt đầy đủ và vận hành các thiết bị điều chỉnh khí hậu để duy trì tiêuchuẩn bảo quản sẽ làm chậm tiến trình hư hỏng các tư liệu lưu trữ một cáchđáng kể. Thiết bị điều chỉnh khí hậu được xếp theo độ phức tạp: từ máy điềuhoà, máy tạo độ ẩm và / hoặc máy hút ẩm từng phòng đơn giản đến hệ thốngđiều hoà trung tâm cho cả toà nhà để có thể lọc, làm mát, sưởi, tạo ẩm và hútẩm không khí. Cần tìm kiếm sự trợ giúp của các kỹ sư có kinh nghiệm về lĩnhvực điều chỉnh khí hậu để có thể chọn và lắp đặt thiết bị. Cần có thêm cácbiện pháp để điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Toàn bộ toà nhà cũngcần được bảo dưỡng tốt, cần phải hàn gắn các vết rạn nứt ngay khi mới xuấthiện. Cửa đi và cửa sổ bên ngoài phải bịt các khe gió và phải đóng kín đểtránh lưu thông với không khí ngoài trời. Tại những vùng có mùa đông lạnh,phía trong cửa sổ phải được bít kín bằng các tấm dính hoặc bằng băng dính.Tại các khu vực lưu trữ có thể bịt các cửa sổ bằng các tấm ván lát tường hoặcbằng băng dính.Các nhà chuyên môn thường bất đồng về nhiệt độ và độ ẩm tương đối tối ưucho các tư liệu lưu trữ. Thông thường họ cho rằng nhiệt độ ổn định không caohơn 70 độ F, còn độ ẩm tương đối ổn định dao động trong khoảng tối thiểu là30% và tối đa là 50%. Qua nghiên cứu cho thấy độ ẩm tương đối dao động ởmức thấp thì tốt hơn vì khi đó tiến trình xuống cấp của tư liệu diễn ra ở tốc độchậm hơn. Nói chung, nhiệt độ càng thấp càng tốt. Nhiệt độ trong các khuvực chỉ dành riêng cho lưu trữ nên thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ở các khuvực vừa dùng để lưu trữ vừa dùng để tra cứu.Đôi khi nên lưu trữ các tư liệu ít sử dụng ở nhiệt độ lạnh có sử dụng thiết bịđiều chỉnh độ ẩm. Tuy nhiên khi lấy các tư liệu ra khỏi khu vực lưu trữ ởnhiệt độ lạnh thì sự thay đổi nhiệt độ nhanh có thể làm cho các tư liệu đó bịngưng tụ hơi nước . Trong trường hợp như vậy cần phải có sự thay đổi nhiệtđộ dần dần để dễ thích nghi.Duy trì các điều kiện ổn định rất quan trọng. Thưviện hay các cơ sở lưu trữ cần chọn lựa nhiệt độ và độ ẩm tương đối trongkhoảng tối ưu, duy trì trong suốt 24 tiếng một ngày trong suốt 365 ngày trongnăm. Không bao giờ được tắt hệ thống điều chỉnh khí hậu cũng như khôngđặt chế độ thấp hơn về đêm, vào cuối tuần hoặc vào bất cứ thời gian nào màthư viện và các nơi lưu trữ đóng cửa. Chi phí phát sinh do vận hành liên tụchệ thống này sẽ ít hơn nhiều so với chi phí khắc phục bảo quản trong tươnglai để phục chế các hư hỏng do điều kiện khí hậu không đảm bảo.Mặc dù nhiều thư viện và các nơi lưu trữ thấy thực hiện việc này rất tốn kémvà ngoài khả năng, nhưng qua thực tiễn và qua kiểm nghiệm cho thấy thờihạn sử dụng của các tư liệu tăng đáng kể nhờ duy trì ổn định nhiệt độ và độẩm tương đối. Tại những nơi không đủ điều kiện kinh tế hoặc thiếu hệ thốngmáy móc để có thể duy trì các điều kiện tối ưu quanh năm thì có thể chọn tiêuchuẩn ít nghiêm ngặt hơn trong mùa hè và mùa đông sao cho nhiệt độ và độẩm tương đối sẽ thay đổi dần dần trong khoảng cho phép giữa hai mùa. Tiêuchuẩn về nhiệt độ và độ ẩm tương đối theo mùa càng gần mức tối ưu càngtốt. Đáng chú ý là các tư liệu không bằng chất liệu giấy có thể đòi hỏi nhiệtđộ và độ ẩm tương đối khác với các tư liệu bằng chất liệu giấy. Ngoài ra, việcduy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối ở mức tối ưu có thể gây hư hại đến kếtcấu của toà nhà dùng để lưu trữ tư liệu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quy trình bảo quản nghiệp vụ thư viện chuyên ngành thư viện thư viện số bảo quản tài liệu quản lý thư viện lưu trữ dữ liệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 267 0 0
-
Ứng dụng khai phá dữ liệu nâng cao dịch vụ thư viện số
16 trang 232 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý thư viện trường Đại học
77 trang 189 0 0 -
Giới thiệu Thư viện số ĐH Khoa học Tự nhiên Natural Sciences Digital Library
6 trang 182 0 0 -
Tiểu luận Chuẩn bị kiểm thử: Kiểm thử hệ thống quản lý Thư viện
6 trang 178 0 0 -
Vai trò, kỹ năng của nhân lực trong môi trường thư viện số và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo
10 trang 146 0 0 -
37 trang 98 0 0
-
Báo cáo đề tài: Xây dựng một số công cụ hỗ trợ tra cứu và tổng hợp thông tin trong thư viện số
127 trang 74 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin: Áp dụng các kỹ thuật trong big data vào lưu trữ dữ liệu
96 trang 67 1 0 -
Giáo trình Điện toán đám mây (Xuất bản lần thứ hai): Phần 1
64 trang 65 0 0