Chi phí cho ca mổ là hàng trăm triệu đồng, trong khi nguồn tạng lại khan hiếm, cái chết ngày một đến gần hơn với những đứa trẻ đang nằm chờ ghép tạng.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện có hàng chục đứa trẻ đang nằm chờ ghép tạng, ghép tủy rơi vào cảnh ngộ hy vọng ngày một cạn kiệt. Mong manh từng ngày sống Trong phòng điều trị của khoa Tiêu hóa A7, cháu Đoàn Văn Hưng, quê Lục Nam, Bắc Giang, bị suy gan giai đoạn cuối, nằm thiêm thiếp. Ngồi kế bên, anh Đoàn Văn Dương,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiều em bé chết trong khi chờ ghép tạng
Nhiều em bé chết trong khi chờ ghép tạng
Chi phí cho ca mổ là hàng trăm triệu đồng, trong khi nguồn tạng lại khan hiếm, cái
chết ngày một đến gần hơn với những đứa trẻ đang nằm chờ ghép tạng.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện có hàng chục đứa trẻ đang nằm chờ ghép
tạng, ghép tủy rơi vào cảnh ngộ hy vọng ngày một cạn kiệt.
Mong manh từng ngày sống
Trong phòng điều trị của khoa Tiêu hóa A7, cháu Đoàn Văn Hưng, quê Lục Nam,
Bắc Giang, bị suy gan giai đoạn cuối, nằm thiêm thiếp. Ngồi kế bên, anh Đoàn
Văn Dương, bố cháu, dùng khăn lau hết một lượt thân thể chỉ còn da bọc xương
của con, thi thoảng buông từng tiếng thở dài.
Vợ chồng anh Dương sinh được 8 đứa con thì 5 chết vì bệnh gan, 2 đứa ngơ ngẩn
do mất trí. Gần đây đến lượt Hưng phải nhập viện vì suy gan. Trong nỗi tuyệt
vọng, Dương chủ động viết đơn xin cho con về nhà để được chết gần bố mẹ.
Nhưng các bác sĩ động viên là còn nước, còn tát nên anh cho Hưng ở lại tìm thêm
cơ hội sống.
Tôi định đưa cháu về, vì trước đó 4 anh chị nó đều chết ở bệnh viện rồi. Lần
trước, tôi phải nhờ bệnh viện đưa các cháu đi chôn tại nghĩa trang Văn Điển, chờ
đủ 3 năm mới cải táng đưa về quê. Cháu Hưng chưa 'đi', bố con ôm nhau về, nhà
xe người ta còn nhận chở, chứ lại để cháu ở đây đau lòng lắm!. Nói đến đây, anh
Dương ôm mặt khóc. Vợ chồng anh đã làm tất cả những gì có thể của một gia đình
nông dân nghèo để cứu đứa con trai bé bỏng. Hai sổ đỏ chứng nhận đất thổ canh
và thổ cư đã mang cầm ở ngân hàng từ mấy năm nay để chữa bệnh cho con.
Bé Hiếu bị bệnh teo đường mật bẩm sinh. Ảnh: Đức Long.
Cạnh phòng bệnh của Hưng là một số phận khác, bé Nguyễn Trung Hiếu, 12
tháng tuổi, quê huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, bị teo đường mật bẩm sinh. Thu
nhập của cả nhà chỉ dăm ba trăm nghìn đồng mỗi tháng nên bố mẹ Hiếu phải vay
mượn khắp nơi để chữa bệnh cho con suốt một năm qua. Ôm chặt con trong tay,
chị Hoa, mẹ của Hiếu, nghẹn giọng: “Cả nhà em mọi người đều sẵn sàng cho gan,
nhưng chí phí ghép gan lên đến mấy trăm triệu. Cả họ dồn lại cũng không đủ. Các
cháu cùng điều trị với con em đều 'đi' cả rồi, nếu không được ghép gan, con em
chẳng sống thêm được bao lâu nữa”.
Rất cần những tấm lòng
Anh em Mù Văn Hẩy , 10 tuổi và Mù Thị Lệ, 7 tuổi là hai trong nhiều số phận
mong manh đang điều trị tại khoa Huyết học, Bệnh viện Nhi Trung ương. Hai
cháu là người dân tộc Mường ở Đá Rơ, Phù Yên, Sơn La. Hẩy bị suy tủy nặng,
còn Lệ bị tan máu bẩm sinh.
Tiến sĩ Dương Bá Trực, Trưởng khoa Huyết học, nói giọng buồn trĩu: “Ở khoa có
nhiều hoàn cảnh thương tâm như thế này. Nhiều khi các bác sĩ phải quay mặt đi,
không dám nhìn một bệnh nhi Hemophili đang chảy máu đầm đìa vì không có tiền
mua thuốc cầm máu. Thật đau lòng khi phải ký giấy cho gia đình đưa trẻ về nhà
chờ chết chỉ vì họ không có tiền điều trị hay phẫu thuật”.
Để có tiền đưa hai đứa con xuống Bệnh viện Nhi, bố mẹ Hẩy và Lệ đã vay mượn
khắp bản được 5 triệu đồng. Đến khi nghe bác sĩ nói ghép tủy phả i mất vài trăm
triệu đồng, họ chết lặng bởi không thể tính được số tiền đó lớn tới cỡ nào. Chị
Đinh Thị Tởi, mẹ các cháu, nói: Em cứ nghĩ đ ơn giản là chỉ cần làm việc cật lực
5 mùa ngô sẽ trả được số tiền 5 triệu vay mượn, ai ngờ... Bệnh tình Hẩy rất nặng,
nhưng nhà hết sạch tiền, chồng em vẫn phải đưa cháu về Sơn La để nhường cho
Lệ chữa bệnh”, chị Tởi nói trong nước mắt.
Con đường sống duy nhất cho hàng chục bệnh nhi ở đây là được ghép tạng càng
sớm càng tốt. Nhưng nguồn tạng khan hiếm, kinh phí cho một ca ghép từ 200 đến
600 triệu đồng, nằm ngoài khả năng của gia đình các bệnh nhi. Trong khi đó, phần
lớn trẻ mắc bệnh hiểm nghèo đều có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Li êm, Giám đốc bệnh viện, cho biết, mỗi năm số trẻ được
ghép tạng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiểu rõ quỹ thời gian còn lại ít ỏi của các
em, Bệnh viện Nhi Trung ương đều đặn tổ chức các chương trình gây quỹ từ thiện,
kêu gọi hảo tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhiều cuộc đời trẻ
thơ đã được hồi sinh từ những tấm lòng từ thiện, nhưng vẫn là con số quá ít ỏi so
với thực tế.
Theo Bộ Y tế, sau gần 20 năm thực hiện ca ghép tạng đầu tiên, Việt Nam chỉ mới
có khoảng 200 ca ghép thận, còn ghép gan và ghép tủy chưa đầy 30 ca. Trong khi
đó, cả nước có hơn 6.000 người suy thận mạn cần ghép thận, gần 1.500 người có
chỉ định ghép gan nhưng không có nguồn tạng cung ứng.
...