Thông tin tài liệu:
Nhiều loại bệnh ở trẻ em “rục rịch” vào mùa Thủy đậu, tiêu chảy, sốt phát ban, rubella… những bệnh theo mùa ở trẻ đang có dấu hiệu tăng nhanh trong 2 tháng đầu năm. Theo nhận định của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố các loại bệnh trên sẽ còn duy trì ở mức cao từ nay cho đến hết tháng 5. Từ sau Tết Nguyên Đán, 2 bệnh viện Nhi Đồng luôn phải căng mình tiếp nhận các bệnh nhi ở thành phố và các tỉnh lân cận đến điều trị. Số trẻ phải nhập viện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiều loại bệnh ở trẻ em “rục rịch” vào mùa Nhiều loại bệnh ở trẻ em “rục rịch” vào mùaThủy đậu, tiêu chảy, sốt phát ban, rubella…những bệnh theo mùa ở trẻ đang có dấu hiệu tăngnhanh trong 2 tháng đầu năm. Theo nhận địnhcủa Trung tâm Y tế dự phòng thành phố các loạibệnh trên sẽ còn duy trì ở mức cao từ nay cho đếnhết tháng 5.Từ sau Tết Nguyên Đán, 2 bệnh viện Nhi Đồng luônphải căng mình tiếp nhận các bệnh nhi ở thành phốvà các tỉnh lân cận đến điều trị. Số trẻ phải nhập việntrong thời gian này chủ yếu mắc phải các loại bệnhthủy đậu, sốt phát ban, tiêu chảy, rubella.Khoa tiêu hóa của bệnh viện Nhi Đồng 2 mỗi ngàytiếp nhận khoảng 150 bệnh nhi nằm điều trị nội trútrong đó có tới hơn 100 cháu mắc bệnh tiêu chảy.Theo nhận định của BS Trưởng khoa Phạm NgọcTuyết, ngoài nguyên nhân do siêu vi gây ra thì khôngít trẻ nhập viện do ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc thứcăn không đảm bảo vệ sinh.Trẻ em đến khám và điều trị tăng cao trong hai thángđầu nămNgồi bên đứa con trai mới hơn 3 tuổi nước da xảnhbủng vì mất nước sau 2 ngày bị tiêu chảy, chị L.T.V(ngụ tại quận Tân Phú) giọng trầm buồn cho biết:“Vợ chồng tôi bận đi làm nên để cháu ở nhà chơi vớibà, sáng hôm đó thằng bé được bà dắt ra đầu hẻm ănbún. Chẳng biết cháu ăn phải thứ gì mà đến cuối giờchiều bắt đầu có biểu hiện sốt cao, đi ngoài liên tục.Dù đã được uống thuốc nhưng đến sáng hôm saubệnh tình vẫn không thuyên giảm nên tôi đưa con đinhập viện”.Bên cạnh bệnh tiêu chảy, bệnh sốt phát ban cũng cónhững diễn biến khá phức tạp. Theo BS Trịnh HữuTùng, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện NhiĐồng 2, số ca mắc các bệnh sốt phát ban, quai bị đếnđiều trị tại bệnh viện đã tăng khoảng 15% so với thờigian cuối năm 2010.Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại bệnh việnNhi Đồng 1, chỉ từ đầu tháng 2 đến nay, số trườnghợp nhập viện do bệnh thủy đậu, sởi, sốt phát bantăng 150% so với tháng trước. Số trẻ nhiễm bệnh vẫncó chiều hướng tăng cao, nhiều gia đình chủ quan đểtrẻ ở nhà tự điều trị, khiến các bé gặp phải nhữngbiến chứng nặng.Nhiều trẻ nhập viện đã bị biến chứng do gia đình chủquanBS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm bệnhviện Nhi Đồng 1 cho biết, tuần qua khoa đã tiếp nhậnnhiều trường hợp mắc bệnh thủy đậu trong đó có 2 cabị biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng đường huyếtở bé trai hơn 2 tuổi và một bé sơ sinh bị nhiễm bệnhtừ trong bụng mẹ.BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tếdự phòng thành phố, cho biết: Đây đang là thời điểmvào mùa của các loại bệnh thủy đậu, tiêu chảy, sốtphát ban, rubella và các bệnh này sẽ tiếp tục gia tăngtừ nay cho đến hết tháng 5. Nguyên nhân dẫn đếntình trạng trên là do thời tiết thay đổi khiến sức đềkháng ở trẻ suy giảm, mặt khác nắng nóng cũng tạomôi trường thuận lợi cho siêu vi phát triển.Chích ngừa là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh chotrẻTheo nhận định của các bác sĩ đa số trẻ phải nhậpviện điều trị do bệnh thủy đậu là do chưa được chíchngừa hoặc các bé đã được chích ngừa một lần nhưngkhông chích ngừa nhắc lại nên nguy cơ nhiễm bệnhrất cao.Để trẻ tránh được các loại bệnh nói trên bác sĩkhuyến cáo các bậc phụ huynh luôn giữ gìn vệ sinhsạch sẽ cho trẻ, cho các bé ăn đủ chất để nâng cao sứcđề kháng của cơ thể. Nhằm tránh mắc bệnh tiêu chảyhoặc bệnh tả tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn vỉahè, thức ăn đã để lâu hoặc có dấu hiệu ôi thiu.Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn có con nên tiêmphòng thủy đậu trước 3 tháng. Với những trẻ từ 9tháng tuổi, phụ huynh nên đưa các cháu đến Trungtâm Y tế dự phòng để được tư vấn về thời gian chíchngừa thủy đậu, rubella, quai bị và sởi.