Danh mục

Nhiều trẻ tàn tật vì chữa u máu không đúng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.29 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

U máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ 10% - 12%. Tuy nhiên, việc điều trị u máu không đúng cách có thể gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ. Khám cho trẻ bị u máu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Bác sĩ Uông Thanh Tùng, khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 3 - 4 bệnh nhân tới điều trị u máu, 1/3 trong số đó bị biến chứng do trước đó điều trị không đúng cách....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhiều trẻ tàn tật vì chữa u máu không đúng Nhiều trẻ tàn tật vì chữa u máu không đúng U máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ 10% - 12%. Tuy nhiên, việc điều trị u máu không đúng cách có thể gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ. Bác sĩ Uông Thanh Tùng,Khám cho trẻ bị u máu tại khoa Phẫu thuật tạo hìnhBệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh viện Xanh Pôn, HàNội, cho biết trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 3 - 4 bệnhnhân tới điều trị u máu, 1/3 trong số đó bị biến chứng dotrước đó điều trị không đúng cách.Thọt chân vì xạ trị u máuCháu T. 8 tuổi (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được đưa đikhám trong tình trạng hai chân lệch nhau tới 10 cm, phầnchân thấp hơn còn bị teo tóp, khiến cháu không thể đi đứngbình thường. Mẹ cháu cho biết, sau khi sinh được một tuần,chân T. xuất hiện một cái bớt đỏ và phát triển rất nhanh.Sau khi khám và xạ trị, bớt đỏ này biến mất nhưng châncháu bị dị tật rất nặng nề.Theo tiến sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạohình, nguyên nhân của tình trạng này là do khi còn nhỏ, trẻđược điều trị bằng xạ trị hoặc tiêm xơ (tiêm thuốc ngăn cảnchất nuôi dưỡng đến nuôi khối u). Đây là phương pháp màthế giới dùng cách đây 40 - 50 năm. Một biến chứngthường gặp sau khi xạ trị là viêm hoại tử tái phát ở vùngchiếu xạ. Đặc biệt, có nhiều trường hợp gây rối loạn sựphát triển của các vùng mô phía dưới u, gây thiểu dưỡng davà tổ chức dưới da, thiểu dưỡng xương hàm, lép nửa mặt,thoái hóa khớp gối, ngắn chi, lệch vẹo cột sống... thậm chígây vô sinh.Khám cho trẻ bị u máu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Thông thường, những di chứng này không xảy ra ngay saukhi điều trị, mà thường được biết đến sau 2 - 3 năm, thậmchí sau 10 - 15 năm, khi trẻ vào giai đoạn phát triển. Việcđiều trị các di chứng này thường rất khó khăn và tốn kém.Các bác sĩ phải tái tạo lại phần bị thiếu hụt, nhưng đôi khikhông khắc phục được hoàn toàn, hoặc chỉ giải quyết đượcchức năng thẩm mỹ, đặc biệt là các bộ phận liên quan đếngiới tính.80% u máu bẩm sinh sẽ tự mấtTheo bác sĩ Tùng, bệnh u máu có đặc điểm chỉ xuất hiệnvào tuần lễ thứ nhất hay thứ tư sau khi sinh, trẻ gái mắcbệnh nhiều gấp đôi so với trẻ trai. Bệnh thường có hai loại:u máu thông thường và u dị dạng mạch máu.Tiến sĩ Trần Thiết Sơn cho biết, có tới 80% u máu bẩm sinhsẽ biến mất hoặc không tiếp tục phát triển cho đến khi trẻlên 5 tuổi và hết hoàn toàn khi trẻ 7 - 10 tuổi mà không cầnđiều trị gì. Tuy vậy, các bậc cha mẹ cũng không nên chủquan bởi u máu trong quá trình phát triển thường để lại cáctổn thương như loét, hoại tử, bội nhiễm thứ phát..., thậm chísuy tim hay tắc mạch (ít xảy ra và chỉ có ở u máu trong da).Đặc biệt, các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai,miệng, hậu môn... sẽ gây ra những rối loạn nặng nề về chứcnăng cho trẻ. Vì vậy, các phụ huynh cần đưa trẻ đi khám vàtheo dõi diễn tiến của u.Nếu qua 5 - 6 tuổi, u không hết thì mới nên điều trị. Canthiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnhhưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng như u ở vùngniêm mạc, mắt, ống tai, đường thở hay u có nguy cơ lan tỏaxâm lấn. Tuyệt đối không nên tiêm xơ hoặc xạ trị cho trẻ.

Tài liệu được xem nhiều: