Nhìn lại một năm thực hiện quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 435.59 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết xác định nội hàm của Nhà nước kiến tạo; đánh giá những hành động cụ thể của Chính phủ trong năm 2016 và những kết quả ban đầu của việc cải cách thể chế theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam; và xác định những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo để tiếp tục duy trì động lực của đổi mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại một năm thực hiện quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động NHÌN LẠI MỘT NĂM THỰC HIỆN QUYẾT TÂM XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH, HÀNH ĐỘNG PGS. TS. Vũ Cương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS.NCS. Nguyễn Tuấn Anh Thanh tra Chính phủ Tóm tắt Ngay từ Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, cải cách thể chế đã được xác định là một trong ba mũi đột phá chiến lược nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Cải cách thể chế bao hàm nhiều nội dung, nhưng trọng tâm vẫn là đổi mới hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước. Nhiệm kỳ Chính phủ mới đã xác định xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính và hành động là cam kết hành động để tạo sự chuyển biến thực sự về thể chế. Thực tế, năm 2016 đã đánh dấu những thành công bước đầu của Chính phủ trong nỗ lực này, và đã nhận được nhiều dấu hiệu phản hồi tích cực từ dư luận trong và ngoài nước. Bài viết xác định nội hàm của Nhà nước kiến tạo; đánh giá những hành động cụ thể của Chính phủ trong năm 2016 và những kết quả ban đầu của việc cải cách thể chế theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam; và xác định những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo để tiếp tục duy trì động lực của đổi mới. Từ khóa: Nhà nước kiến tạo, phục vụ, liêm chính, hành động; thể chế 1. Nội hàm của Nhà nƣớc phục vụ, hiệu quả và kiến tạo Các nhà nghiên cứu đều cho rằng C. Johnson là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Nhà nước kiến tạo phát triển vào năm 1982, khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Theo Johnson (1999), Nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình quản lý trong đó Nhà nước không đứng ngoài thị trường và cũng không làm thay thị trường, mà chỉ can thiệp chủ động vào thị trường để thúc đẩy phát triển và đạt các mục tiêu phát triển đã đề ra. Cách hiểu này khá tương đồng với quan điểm về vai trò của Nhà nước mà nhiều nghiên cứu khác về thể chế và quản trị công đã chỉ ra. Chẳng hạn, từ góc độ kinh tế học thể chế, D. cemoglu và J. Robinson (2012) cho rằng chỉ có thể chế dung hợp (inclusive institution) mới có thể mang lại sự thịnh vượng và phúc lợi cho đông 193 đảo quần chúng nhân dân. Trong đó, thể chế dung hợp có đặc điểm là thu hút sự tham gia của mọi chủ thể trong xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo, củng cố niềm tin, và qua đó tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng. D. North (1990) cũng kết luận: Thể chế dân chủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng; những nước có thể chế chính trị dân chủ và quyền tự do dân sự sẽ có lợi cho phát triển kinh tế; và những thành quả kinh tế đạt được to lớn hơn là do có môi trường kinh tế tự do hơn. Trong thể chế dân chủ, Nhà nước phục vụ hiệu quả đóng vai trò trung tâm để kiến thiết và duy trì các thể chế chính thức, tức là chính sách, pháp luật, cơ chế và phương thức tương tác giữa các chủ thể trong xã hội. Từ góc độ quản trị công, cuối những năm 50 của thế kỷ trước đã chứng kiến một làn sóng chuyển đổi mô hình quản lý Nhà nước từ mô hình thư lại (bureaucracy) sang mô hình Quản lý công mới (New Public Management) với đặc trưng là áp dụng các nguyên tắc quản lý mang tính thị trường để tạo động lực cải thiện kết quả trong khu vực công. Trong Nhà nước điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của mô hình thư lại, Nhà nước sẽ xác lập cho mình vị thế “bề trên”, coi các chủ thể khác là đối tượng bị quản lý. Hệ quả của tư duy đó là Nhà nước nhấn mạnh đến các công cụ kiểm tra, giám sát và trừng phạt. Trái lại, khi Nhà nước chuyển sang “phục vụ” trong mô hình quản lý công mới, Nhà nước sẽ có vị thế bình đẳng, với chức năng chính là đồng hành với các chủ thể khác trong quá trình sáng tạo và gia tăng giá trị cho xã hội. Báo cáo Phát triển Thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới (1997) cũng đã chỉ rõ, để có một Nhà nước hiệu quả cần thực hiện một chiến lược hai phần. Trước hết, cần “làm cho vai trò của Nhà nước tương xứng với năng lực của nó”, sau đó là “nâng cao năng lực của Nhà nước bằng cách củng cố lại các thể chế công”. Muốn vậy, Nhà nước cần nâng cao năng lực thể chế của mình, thông qua việc: (i) Tăng cường các quy định, biện pháp để kiểm soát hoạt động của Nhà nước (liêm chính); (ii) Duy trì áp lực cạnh tranh từ bên ngoài và bên trong Nhà nước (thúc đẩy môi trường kinh doanh); và (iii) Tạo điều kiện cho tiếng nói và sự tham gia của các chủ thể khác từ bên trong và bên ngoài Nhà nước (mở rộng dân chủ). Ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng một Nhà nước có chức năng kiến tạo và thực hiện tốt chức năng này là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Điều đó được thể hiện rõ ngay 194 trong Hiến pháp năm 2013 với việc đề cao quyền của nhân dân, cho đến nhiều phát biểu của người đứng đầu Chính phủ qua các thời kỳ. Tuy nhiên, đến nhiệm kỳ 2016-2021, Nhà nước kiến tạo đã trở thành quyết tâm đổi mới về thể chế, tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ nói riêng và bộ máy Nhà nước nói chung. Bên cạnh đó, yếu tố kiến tạo cũng trở thành tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả và thành công trong hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ. So sánh quan điểm của các học giả Việt Nam với cách hiểu của thế giới về Nhà nước kiến tạo, có thể hiểu nội hàm của việc xây dựng Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản như sau: Thứ nhất, về quan điểm: Nhà nước phục vụ, kiến tạo là Nhà nước hoạt động hướng tới mục tiêu vì sự phồn thịnh quốc gia và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người. Để thực hiện sứ mệnh đó, Nhà nước c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại một năm thực hiện quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động NHÌN LẠI MỘT NĂM THỰC HIỆN QUYẾT TÂM XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO, LIÊM CHÍNH, HÀNH ĐỘNG PGS. TS. Vũ Cương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS.NCS. Nguyễn Tuấn Anh Thanh tra Chính phủ Tóm tắt Ngay từ Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, cải cách thể chế đã được xác định là một trong ba mũi đột phá chiến lược nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Cải cách thể chế bao hàm nhiều nội dung, nhưng trọng tâm vẫn là đổi mới hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước. Nhiệm kỳ Chính phủ mới đã xác định xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính và hành động là cam kết hành động để tạo sự chuyển biến thực sự về thể chế. Thực tế, năm 2016 đã đánh dấu những thành công bước đầu của Chính phủ trong nỗ lực này, và đã nhận được nhiều dấu hiệu phản hồi tích cực từ dư luận trong và ngoài nước. Bài viết xác định nội hàm của Nhà nước kiến tạo; đánh giá những hành động cụ thể của Chính phủ trong năm 2016 và những kết quả ban đầu của việc cải cách thể chế theo hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam; và xác định những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo để tiếp tục duy trì động lực của đổi mới. Từ khóa: Nhà nước kiến tạo, phục vụ, liêm chính, hành động; thể chế 1. Nội hàm của Nhà nƣớc phục vụ, hiệu quả và kiến tạo Các nhà nghiên cứu đều cho rằng C. Johnson là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Nhà nước kiến tạo phát triển vào năm 1982, khi ông nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Theo Johnson (1999), Nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình quản lý trong đó Nhà nước không đứng ngoài thị trường và cũng không làm thay thị trường, mà chỉ can thiệp chủ động vào thị trường để thúc đẩy phát triển và đạt các mục tiêu phát triển đã đề ra. Cách hiểu này khá tương đồng với quan điểm về vai trò của Nhà nước mà nhiều nghiên cứu khác về thể chế và quản trị công đã chỉ ra. Chẳng hạn, từ góc độ kinh tế học thể chế, D. cemoglu và J. Robinson (2012) cho rằng chỉ có thể chế dung hợp (inclusive institution) mới có thể mang lại sự thịnh vượng và phúc lợi cho đông 193 đảo quần chúng nhân dân. Trong đó, thể chế dung hợp có đặc điểm là thu hút sự tham gia của mọi chủ thể trong xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo, củng cố niềm tin, và qua đó tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng. D. North (1990) cũng kết luận: Thể chế dân chủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chính quyền tốt, hạn chế tham nhũng; những nước có thể chế chính trị dân chủ và quyền tự do dân sự sẽ có lợi cho phát triển kinh tế; và những thành quả kinh tế đạt được to lớn hơn là do có môi trường kinh tế tự do hơn. Trong thể chế dân chủ, Nhà nước phục vụ hiệu quả đóng vai trò trung tâm để kiến thiết và duy trì các thể chế chính thức, tức là chính sách, pháp luật, cơ chế và phương thức tương tác giữa các chủ thể trong xã hội. Từ góc độ quản trị công, cuối những năm 50 của thế kỷ trước đã chứng kiến một làn sóng chuyển đổi mô hình quản lý Nhà nước từ mô hình thư lại (bureaucracy) sang mô hình Quản lý công mới (New Public Management) với đặc trưng là áp dụng các nguyên tắc quản lý mang tính thị trường để tạo động lực cải thiện kết quả trong khu vực công. Trong Nhà nước điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của mô hình thư lại, Nhà nước sẽ xác lập cho mình vị thế “bề trên”, coi các chủ thể khác là đối tượng bị quản lý. Hệ quả của tư duy đó là Nhà nước nhấn mạnh đến các công cụ kiểm tra, giám sát và trừng phạt. Trái lại, khi Nhà nước chuyển sang “phục vụ” trong mô hình quản lý công mới, Nhà nước sẽ có vị thế bình đẳng, với chức năng chính là đồng hành với các chủ thể khác trong quá trình sáng tạo và gia tăng giá trị cho xã hội. Báo cáo Phát triển Thế giới năm 1997 của Ngân hàng Thế giới (1997) cũng đã chỉ rõ, để có một Nhà nước hiệu quả cần thực hiện một chiến lược hai phần. Trước hết, cần “làm cho vai trò của Nhà nước tương xứng với năng lực của nó”, sau đó là “nâng cao năng lực của Nhà nước bằng cách củng cố lại các thể chế công”. Muốn vậy, Nhà nước cần nâng cao năng lực thể chế của mình, thông qua việc: (i) Tăng cường các quy định, biện pháp để kiểm soát hoạt động của Nhà nước (liêm chính); (ii) Duy trì áp lực cạnh tranh từ bên ngoài và bên trong Nhà nước (thúc đẩy môi trường kinh doanh); và (iii) Tạo điều kiện cho tiếng nói và sự tham gia của các chủ thể khác từ bên trong và bên ngoài Nhà nước (mở rộng dân chủ). Ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng một Nhà nước có chức năng kiến tạo và thực hiện tốt chức năng này là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Điều đó được thể hiện rõ ngay 194 trong Hiến pháp năm 2013 với việc đề cao quyền của nhân dân, cho đến nhiều phát biểu của người đứng đầu Chính phủ qua các thời kỳ. Tuy nhiên, đến nhiệm kỳ 2016-2021, Nhà nước kiến tạo đã trở thành quyết tâm đổi mới về thể chế, tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ nói riêng và bộ máy Nhà nước nói chung. Bên cạnh đó, yếu tố kiến tạo cũng trở thành tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả và thành công trong hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ. So sánh quan điểm của các học giả Việt Nam với cách hiểu của thế giới về Nhà nước kiến tạo, có thể hiểu nội hàm của việc xây dựng Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản như sau: Thứ nhất, về quan điểm: Nhà nước phục vụ, kiến tạo là Nhà nước hoạt động hướng tới mục tiêu vì sự phồn thịnh quốc gia và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người. Để thực hiện sứ mệnh đó, Nhà nước c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng chính phủ kiến tạo Xây dựng chính phủ liêm chính Xây dựng chính phủ hành động Nhà nước kiến tạo Quản lý nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 405 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 374 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 293 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
3 trang 273 6 0
-
2 trang 268 0 0
-
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 266 0 0 -
17 trang 241 0 0
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo: Phần 1
46 trang 181 0 0 -
7 trang 169 0 0