Danh mục

Nhìn lại một vài ý kiến tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng theo quan điểm chính trị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.43 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Vũ Trọng Phụng được đánh giá là nhà văn phức tạp bậc nhất. Con người và sự nghiệp sáng tác của ông luôn là đề tài hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc suốt nhiều năm qua. Đặc biệt, hai thể tài tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã mở ra các hướng tiếp cận đa chiều, nhưng cũng hàm chứa nhiều đối kháng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại một vài ý kiến tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng theo quan điểm chính trị32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI NHÌN LẠI MỘT V0I Ý KIẾN TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT V0 PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG THEO QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ Trần Thị Huyền1 Học viện Khoa học Xã hội Tóm tắt: Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Vũ Trọng Phụng được đánh giá là nhà văn phức tạp bậc nhất. Con người và sự nghiệp sáng tác của ông luôn là đề tài hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc suốt nhiều năm qua. Đặc biệt, hai thể tài tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã mở ra các hướng tiếp cận đa chiều, nhưng cũng hàm chứa nhiều đối kháng. Nhìn lại một vài ý kiến tiếp nhận tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng theo quan điểm chính trị sẽ cho thấy rõ điều này. Từ khóa: Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết, phóng sự, cái nhìn giai cấp.1. MỞ ĐẦU Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, một hoạt động tư tưởng. “Tầm cỡmột nhà văn rút cục phụ thuộc ở tầm cỡ tư tưởng của ông ta” [1, tr.9], mà tư tưởng đó gắnliền với một thế giới quan, một lập trường giai cấp nhất định. Lập trường giai cấp chính làtư tưởng chính trị “chính trị không chỉ là một hình thái ý thức. Nó là một hiện tượng cựckỳ phức tạp thâm nhập vào mọi phương diện đời sống trong xã hội hiện đại’’ [3, tr.72]. Nóivề mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, các tác giả cuốn Lý luận văn học cho rằng:“không được nhìn quan hệ chính trị và nghệ thuật theo các biểu hiện bề ngoài. Trong mọitrường hợp, quan điểm chính trị tiến bộ cho phép người nghệ sỹ đánh giá đúng đắn cáchiện tượng đời sống, ngược lại, tư tưởng chính trị lạc hậu, phản động dẫn đến việc xuyêntạc hiện thực” [3, tr.72]. Khi tiếp nhận về hiện tượng Vũ Trọng Phụng, một số nhà nghiêncứu đã có cái nhìn phiếm diện trong cách đánh giá dẫn đến những tranh cãi khác nhau.1 Nhận bài ngày 10.07.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Trần Thị Huyền; Email: Email: nguyenanh7986@gmail.comTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 332. NỘI DUNG Vũ Trọng Phụng có một “hoàn cảnh nhỏ” (là hoàn cảnh có quan hệ trực tiếp đến đờisống cá nhân của nhà văn, bao gồm hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình) khá đặc biệt, mồcôi cha từ khi bẩy tháng tuổi, mười lăm tuổi bỏ học lăn vào đời kiếm sống, bị thôi việc, bịsa thải, trong lúc mưu sinh, cái linh hồn ngây thơ bị tắm gội trong những hoàn cảnh phứctạp “chỗ nào ông cũng thấy mưu cơ xu nịnh, lừa đảo. Chỗ nào ông cũng thấy cá lớn nuốtcá bé, kẻ khỏe đè kẻ yếu, chỗ nào ông cũng thấy tội ác và trụy lạc... Ông phải lấy một tháiđộ xử thế: bi quan và hoài nghi [4, tr.68]. Gần như cả cuộc đời mình Vũ Trọng Phụng chỉsống trong căn gác hẹp ở phố Hàng Bạc (Hà Nội), trong khi đó ở xung quanh là cả một xãhội thành thị đang trên đà Âu hóa ăn chơi phè phỡn. “Tài năng của Vũ Trọng Phụng vẫnbắt dễ rất sâu vào cái khu vực tranh tối, tranh sáng là cuộc sống lớp dân nghèo thành thị đãsản sinh ra ông, và ông đã khai thác nó một cách triệt để” [4, tr.246]. Chính hoàn cảnh giađình và hoàn cảnh xã hội đã hình thành nên thái độ hoài nghi và lòng căm phẫn trước cảnhđời nhố nhăng, thêm nữa, “con người ấy lại suốt ngày này tháng khác nhìn thế giới và conngười qua “cái lỗ khóa” của phố Hàng Bạc. Đó là lý do khiến ông chỉ thấy “cái tính ăngian, ăn cắp là cái tính loài người” (Cạm bẫy người), “loài người chỉ là một lũ ăn cắp vàhiếp dâm” (Giông tố), nghĩa là một nhân loại vô nghĩa lý”(Số đỏ). Bên cạnh đó, Vũ Trọng Phụng tắm gội trong “hoàn cảnh lớn” (hoàn cảnh tác động đếncả một xã hội, một dân tộc trong một thời kỳ lịch sử nhất định), phức tạp với nhiều biến cốdiễn ra. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phong trào 1930 - 1931, sự khủng bố của thực dânPháp, nạn khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933... khiến cho mọi tầng lớp nhân dân bi quan vàphẫn uất. Mang trong mình niềm bi quan và phẫn uất về xã hội, Vũ Trọng Phụng thấy xãhội là “chó đểu” và con người thì “vô nghĩa lý”. Điều này chi phối rất lớn đến lập trườngchính trị và phương hướng sáng tác của nhà văn. Đây cũng là điều cần lưu ý khi tiếp nhậnVũ Trọng Phụng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “giải thích cho thấu đáotư tưởng của Vũ Trọng Phụng còn phải chú ý đến đặc điểm này trong môi trường sinh hoạtriêng của ông nữa: Tuy nghèo khổ thật... nhưng Vũ Trọng Phụng ít có điều kiện gần gũi,gắn bó với đời sống chất phác, lành mạnh của nhân dân lao động. Ngược lại cảnh tượnghàng ngày đập vào mắt ông lại chủ yếu là sinh hoạt của những tầng lớp thuộc cái xã hội thịthành trụy lạc hóa lúc bấy giờ...” [1, tr.17]. Vũ Trọng Phụng trong con mắt của bạn bè là người có tín, yêu ghét rõ ràng và luôn cótr ...

Tài liệu được xem nhiều: