Nhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long (1896 - 1960) trong lịch sử văn học PGS.TS. Phan Trọng Thưởng Viện Văn họcVũ Đình Long quê gốc ở thôn Mộc Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Sinh ngày 19-12 năm 1896, mất ngày 14-8-1960 tại Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn (1957) và Hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Lúc thiếu thời, ông học chữ Nho. Từ 1907 đến 1915, ông theo học Trường Tiểu học Pháp-Việt và Trường Trung học Paul Bert. Năm 1916 ông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long (1896 - 1960) trong lịch sử văn họcNhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long (1896 - 1960) trong lịch sử văn học PGS.TS. Phan Trọng Thưởng Viện Văn học Vũ Đình Long quê gốc ở thôn Mộc Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, tỉnhHà Đông (nay là Hà Tây). Sinh ngày 19-12 năm 1896, mất ngày 14-8-1960 tại HàNội. Hội viên Hội Nhà văn (1957) và Hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.Lúc thiếu thời, ông học chữ Nho. Từ 1907 đến 1915, ông theo học Tr ườngTiểu học Pháp-Việt và Trường Trung học Paul Bert. Năm 1916 ông theo họcn gành bào chế trườn g Thuốc. Sau đó, ông chuyển sang dạy học tại Thị x ã HàĐông. Từ năm 1925, ông mở hiệu sách v à Nhà xuất bản Tân Dân; l àm chủNhà in Tân Dân và ch ủ tr ương các báo: Ti ểu thuyết thứ Bảy (1934- 1942); Phổthông bán nguyệt san ( 1936-1941); Tuần báo Í ch Hữu ( 1937-1938); Tạp chíTao Đàn ( 1937-1938);... Năm 1943 ông trở lại sáng tác với vở Đàn bà mới.Thời kì kháng chiến chống Pháp ông tản c ư cùng gia đ ình ở H à Đông, Việthóa và phóng tác nhiều vở kịch Pháp.Các tác phẩm chính:Chén thuốc độc (Kịch 3 hồi – 1921); Tây Sương tân kịch(2) (Kịch 5 hồi – 1922);Toà án lương tâm (Bi kịch 4 hồi – 1923); Đàn bà mới (Kịch 4 hồi – 1944), Thờnước (1947), Việt hóa vở Servir của Henri La Vedan; Công tôn nữ Ngọc Dung(1947) – Việt hóa vở L’Averturiére của Emile Augier; Tổ quốc trên hết hay làTình trong khói lửa (1949), Việt hóa vở Horace của Corneille; Gia tài (1958),Việt hóa vở Le Legrataire Universel của Regnard; Ép duyên hay là Trên đườngcải tạo (1958).*Nhìn vào danh mục tác phẩm, ta thấy Vũ Đình Long sáng tác không nhiều. Nhưngvới vở Chén thuốc độc (1921), ông lại có vị trí rất đặc biệt trong lịch sử văn họcViệt Nam hiện đại. Ngay khi vở kịch được gửi đến Toà soạn Hữu Thanh tạp chíngày 26-7-1921 và công diễn lần đầu tại Nhà hát Lớn Hà Nội đêm 22-10-1921,nhiều văn sĩ, ký giả, nhiều nhà hoạt động xã hội và công chúng đương thời đã tônvinh Vũ Đình Long là người mở đầu cho thể loại kịch trong lịch sử văn học nướcta. Trên Hữu Thanh tạp chí số 3 năm 1921, nhân khi nhận được vở kịch do tác giảgửi đến, chủ bút Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu đã viết những lời cảm khái sau đây:“Vở kịch của ông Vũ Đình Long in ra sau đây, so với văn giới các nước thời chưadám biết ra làm sao, so với quốc văn sau này cũng chưa dám biết ra làm sao.Nhưng cứ trong áng văn chương hiện thời của ta hiện na y, thời vở kịch của ôngtưởng cũng đáng là có giá trị. Ông Vũ Đình Long mang một cái văn tài như thế,sao trước không thấy ông ra với xã hội?... Nay, nhân một ông Vũ Đình Long màsuy nghĩ, trong xã hội chắc cũng còn nhiều người có mang cái văn tài ấy như ôngVũ Đình Long, hơn ông Vũ Đình Long mà ngọc náu đầu non, châu chìm đáy biển,khiến cho kẻ tháng ngày mong mến ngóng nước thu man mác ngọn khiêm hà.Nay, nhân một ông Vũ Đình Long mà tôi sinh ra vô hạn cảm khái cho văn giớinước nhà. Cũng nhân một ông Vũ Đình Long mà tôi có một chút mừng cho vănvận nước ta vậy... In vở kịch này của ông Vũ Đình Long tưởng cũng là có mộtchút công với quốc văn”(3) .Ba tháng sau, nhân lần công diễn đầu tiên do Hội Bắc Kỳ công thương đồngnghiệp và Hội đồng diễn kịch tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội đêm 26-10-1921 đểlấy tiền giúp đỡ trẻ mồ côi, nhiều bài diễn thuyết đã đưa Vũ Đình Long và vởChén thuốc độc lên vị trí mở đầu của kịch cũng nh ư của nền văn học mới. Đây làlời ông Nguyễn Mạnh Bổng – Tổng thư ký Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp:“Văn học sử nước ta sau này chép đến lối văn kịch có lẽ sẽ kể đầu từ bản kịchChén thuốc độc này của ông Vũ Đình Long. Vì kịch bản nước ta soạn theo lối mớinày, ông Vũ Đình Long là người xuất hiện thứ nhất. Bản kịch đầu tiên của ông ởtrong làng văn lại là bản kịch xuất sắc hơn... Ngày 22 tháng 10 năm 1921 này th ựcsự là một ngày kỷ niệm lớn trong văn học sử nước ta về việc diễn kịch theo lốimới mà thuần nhiên dùng văn ta tả những cảnh xã hội ta”(4).Cũng trong đêm diễn đó, ông Dương Nhữ Tiếp – Hội trưởng Hội đồng diễn kịchnhận xét: “Chưa bao giờ có bản tuồng tả phong tục Annam, diễn theo đúng thểcách Annam như bản kịch Chén thuốc độc của ông Vũ Đình Long mà chúng tôidiễn ngày hôm nay”(5).Sau đêm diễn, các báo xuất bản trong nước bằng tiếng Việt như: Nam Phong,Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh tạp chí... và tiếng Pháp như: L’avenir duTonkin, Le courrier d’Hai phong, France-Indochine, v.v... đều đăng các bài tườngthuật, giới thiệu, phê bình, tạo dư luận rất sôi nổi xung quanh vở diễn. Người taxem đây là trường hợp thành công có ý nghĩa mở đường, là dấu hiệu của một thờikỳ văn học mới.Vị trí của Vũ Đình Long và ý nghĩa của sự ra đời vở kịch Chén thuốc độc theo đánhgiá của những người đương thời như ta vừa thấy ở trên là hoàn toàn chính xác vàthoả đáng. Sau sự xuất hiện của vở kịch, một thể loại mới trong lịch sử văn học dântộc đã ra đời và phát triển, khiến cho diện ...