Nhớ củ cải muối phơi khô
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 196.77 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Củ cải muối phơi khô, mới nghe ra có gì đặc biệt đâu nhỉ, thế nhưng với tôi đó lại là món ăn ngon, là nỗi nhớ mỗi khi ai đó gọi tên.
Củ cải muối phơi khô Cứ mỗi độ hè sang tôi lại nhớ mùi nồng nồng mang theo nắng gió của miền trung, sau mỗi mùa cải rộ (nhiều). Vào mùa cải, quanh làng đâu đâu cũng vàng rực một góc trời, nhà nào ít thì trồng đủ ăn, nhiều mà ăn không hết thì mang ra chợ bán, bán không hết thì nghĩ ra cách cất giữ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhớ củ cải muối phơi khô Nhớ củ cải muối phơi khô Củ cải muối phơi khô, mới nghe ra có gì đặc biệt đâu nhỉ, thế nhưng với tôi đó lại là món ăn ngon, là nỗi nhớ mỗi khi ai đó gọi tên. Củ cải muối phơi khô Cứ mỗi độ hè sang tôi lại nhớ mùi nồng nồng mang theo nắng gió của miền trung, sau mỗi mùa cải rộ (nhiều). Vào mùa cải, quanh làng đâu đâu cũng vàng rực một góc trời, nhà nào ít thì trồng đủ ăn, nhiều mà ăn không hết thì mang ra chợ bán, bán không hết thì nghĩ ra cách cất giữ để dành… và cũng nhờ của để dành đó mà bây giờ cứ mội độ hè sang là tôi lại thèm nhớ da diết cái món ăn nấu từ củ cải muối phơi khô ấy. Củ cải được nhổ lên từ ngoài vườn, giũ hết đất, rửa thật sạch, cắt gốc lấy mình phần củ. Xếp vào trong những chum, hay vại làm bằng sành sứ, một lớp củ cải là một lớp muối, cứ như thế cho tới khi chum đầy. Muối cải như thế trong 3 ngày, để cải héo và ngấm muối, sau đó đổ ra rổ cho thật ráo nước. Dùng dao cắt củ cải thành miếng nhỏ, phơi trên những chiếc tràn, hay nong (nia) gác trên mái nhà, vừa đón được nhiều gió, vừa sạch và để củ cải nhanh khô, vì phơi trên cao ít bị bụi bặm bám vào. Phơi củ cải khoảng từ 4 đến 6 ngày nắng là cải có thể nỏ (khô), khi đó chỉ cần bỏ vào trong túi bóng, hay bọc giấy báo kín là có thể cất giữ cả năm trời mà không sợ hỏng. Canh xương củ cải Vào những hôm trời mưa gió, không đi chợ được, lấy ít củ cải khô ra, ngâm nước khoảng 15 phút cho bớt mặn. Sau đó xào với một chút mỡ lợn, hành phi, nêm chút bột ngọt, đường thế thôi mà ăn với cơm nóng ngon tuyệt. Khi ăn nghe tiếng nhai giòn sần sật, vị ngọt nồng nồng, manh theo mùi nắng… khiến củ cải phơi khô chẳng lẫn vào đâu được. Mà chẳng gì như củ cải phơi khô, xào không hay nấu với thịt đều rất ngon. Chỉ cần ít thịt ba rọi thái miếng mỏng, kho chung với củ cải, ăn đã rất sướng miệng rồi. Hay như món canh xương chỉ cần xào củ cải để ngấm dầu, sau đó thêm nước lạnh và cho xương heo vào ninh thật kĩ, nêm gia vị. Khi ăn rắc chút rau thơm lên, thế thôi mà mỗi lần có món này tôi lại háo hức chờ cơm. Lại một mùa hè nữa sang, tôi gọi điện về quê chỉ để nhờ người thân gửi lên phố một ít củ cải muối phơi khô ăn cho đỡ thèm, vì nhớ lắm cái mùi nồng nồng mang theo nắng gió của miền trung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhớ củ cải muối phơi khô Nhớ củ cải muối phơi khô Củ cải muối phơi khô, mới nghe ra có gì đặc biệt đâu nhỉ, thế nhưng với tôi đó lại là món ăn ngon, là nỗi nhớ mỗi khi ai đó gọi tên. Củ cải muối phơi khô Cứ mỗi độ hè sang tôi lại nhớ mùi nồng nồng mang theo nắng gió của miền trung, sau mỗi mùa cải rộ (nhiều). Vào mùa cải, quanh làng đâu đâu cũng vàng rực một góc trời, nhà nào ít thì trồng đủ ăn, nhiều mà ăn không hết thì mang ra chợ bán, bán không hết thì nghĩ ra cách cất giữ để dành… và cũng nhờ của để dành đó mà bây giờ cứ mội độ hè sang là tôi lại thèm nhớ da diết cái món ăn nấu từ củ cải muối phơi khô ấy. Củ cải được nhổ lên từ ngoài vườn, giũ hết đất, rửa thật sạch, cắt gốc lấy mình phần củ. Xếp vào trong những chum, hay vại làm bằng sành sứ, một lớp củ cải là một lớp muối, cứ như thế cho tới khi chum đầy. Muối cải như thế trong 3 ngày, để cải héo và ngấm muối, sau đó đổ ra rổ cho thật ráo nước. Dùng dao cắt củ cải thành miếng nhỏ, phơi trên những chiếc tràn, hay nong (nia) gác trên mái nhà, vừa đón được nhiều gió, vừa sạch và để củ cải nhanh khô, vì phơi trên cao ít bị bụi bặm bám vào. Phơi củ cải khoảng từ 4 đến 6 ngày nắng là cải có thể nỏ (khô), khi đó chỉ cần bỏ vào trong túi bóng, hay bọc giấy báo kín là có thể cất giữ cả năm trời mà không sợ hỏng. Canh xương củ cải Vào những hôm trời mưa gió, không đi chợ được, lấy ít củ cải khô ra, ngâm nước khoảng 15 phút cho bớt mặn. Sau đó xào với một chút mỡ lợn, hành phi, nêm chút bột ngọt, đường thế thôi mà ăn với cơm nóng ngon tuyệt. Khi ăn nghe tiếng nhai giòn sần sật, vị ngọt nồng nồng, manh theo mùi nắng… khiến củ cải phơi khô chẳng lẫn vào đâu được. Mà chẳng gì như củ cải phơi khô, xào không hay nấu với thịt đều rất ngon. Chỉ cần ít thịt ba rọi thái miếng mỏng, kho chung với củ cải, ăn đã rất sướng miệng rồi. Hay như món canh xương chỉ cần xào củ cải để ngấm dầu, sau đó thêm nước lạnh và cho xương heo vào ninh thật kĩ, nêm gia vị. Khi ăn rắc chút rau thơm lên, thế thôi mà mỗi lần có món này tôi lại háo hức chờ cơm. Lại một mùa hè nữa sang, tôi gọi điện về quê chỉ để nhờ người thân gửi lên phố một ít củ cải muối phơi khô ăn cho đỡ thèm, vì nhớ lắm cái mùi nồng nồng mang theo nắng gió của miền trung.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 246 5 0 -
69 trang 228 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 194 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 181 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 149 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 142 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 95 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 87 1 0