Danh mục

Nhộng tằm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhộng tằm là món ăn dân dã rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta, có sẵn ở các chợ vùng quê, nhất là ở các địa phương nuôi tằm. Ðây là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, rẻ tiền, chế biến đơn giản, chỉ cần rang với ít mỡ, cho mắm muối vừa đủ, múc ra đĩa, rắc thêm mấy sợi lá chanh thái nhỏ, chúng ta sẽ có một món ăn bùi, béo, đậm đà, ngon miệng. Phân tích thành phần hóa học, trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước, 13g protid,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhộng tằm Nhộng tằm Nhộng tằm là món ăn dân dã rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày củanhân dân ta, có sẵn ở các chợ vùng quê, nhất là ở các địa phương nuôi tằm.Ðây là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, rẻ tiền, chế biến đơn giản, chỉ cầnrang với ít mỡ, cho mắm muối vừa đủ, múc ra đĩa, rắc thêm mấy sợi láchanh thái nhỏ, chúng ta sẽ có một món ăn bùi, béo, đậm đà, ngon miệng. Phân tích thành phần hóa học, trong 100g nhộng tằm có 79,7g nước,13g protid, 6,5g lipid, cung cấp được 114 calo. Ðồng thời nhộng tằm cũng làmột thức ăn có nhiều vitamin (vitamin A, B1, B2, PP, C...) và chất khoáng,nhất là canxi (40mg%) và photpho (109mg%) cần thiết cho cơ thể. Như vậyso với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nhộng tằm cũngkhông thua kém (trong 100g thịt bò loại trung bình có 21g protid, 3,8g lipid,cung cấp được 121 calo; 100g thịt lợn nạc có 19g protid, 7g lipid, cung cấp143 calo; 100g gan lợn có 18,8g protid, 3,6g lipid, 2g glucid, cung cấp 119calo; 100g cá chép có 16g protid, 3,6g lipid, cung cấp 99 calo). Ngoài ra, con tằm còn là một vị thuốc nam tốt, thường được dùng nhấtlà tằm chín. Cách bào chế cụ thể như sau: Chọn những con tằm chín đã nhảít sợi tơ, lúc này tằm có màu vàng óng. Loại bỏ những con bị ruồi đốt có vếtđen trên mình. Cho tằm vào nồi nước đang sôi, khuấy nhanh tay cho đến khitằm chuyển sang màu trắng ngà, vớt ra cho vào rổ thưa để ráo nước. Sấy khônhẹ lửa (khoảng 40-50 độ) cho đến lúc tằm khô có màu vàng nâu bóng, mùithơm là được, cho vào lọ nút kín. Khi dùng lấy tằm khô tẩm nước gừng (mộtphần gừng giã nát, hai phần nước) cho tằm mềm ra, sao vàng, đảo luônkhông để cháy, bao giờ thấy tằm khô bẻ gãy là được. Ðem tằm khô tán vàrây thành bột mịn. Theo Ðông y, tằm chín có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm, có chất bổnhư sâm nhung, được dùng làm thuốc bồi dưỡng thần kinh, ăn ngủ kém, dimộng tinh, hư lao, trẻ em chậm lớn, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa nuôi con, cơ thểsuy nhược. Liều dùng mỗi ngày từ 6g đến 12g. Tằm chín thường được bào chế thành thuốc bổ con tằm, công thứcnhư sau: Tằm chín 400g, lá dâu tằm (loại bánh tẻ) 1.000g, đậu nành đã nảymầm 200g, vừng đen 280g, mật ong vừa đủ. Cách làm và dùng: Tằm chín chế biến như trên. Lá dâu phơi trong râm, không phơi nắng, tán bột, bỏ xương lá, chỉ dùng thịt lá. Ðậu nành ngâm nước ủ cho lên mầm dài độ 1 đốt ngón tay, đem phơi khô, sao thơm, tán nhỏ. Các vị cân đủ liều lượng, trộn đều, cho vào thuyền tán thật mịn, rây kỹ, lấy mật ong cô đặc trộn với bột thuốc làm viên bằng hạt ngô. Liều dùng: Người lớn mỗi lần uống 8-12 viên với nước chè nóng, ngày uống hai lần sáng và tối. Cứ uống mười ngày lại nghỉ ba ngày, uống liềntrong 1 tháng. Bài thuốc này chủ trị các chứng suy nhược, ít ăn, kém ngủ, mệt nhọc, xanh xao thiếu máu có tác dụng tốt.

Tài liệu được xem nhiều: