Danh mục

Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.28 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi Trẻ 12 – 18 tháng ngoài bú sữa mẹ nên được cho ăn cháo đặc mỗi ngày 4 chén, trong chén cháo đặc đó phải có đủ 4 chất: bột – rau – thịt – dầu, có thể đổi bữa bằng mì, bún, soup… và cho trẻ ăn thêm trái cây (tương đương khoảng 1 trái chuối chín) để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thành phần cơ bản trong thực đơn của trẻ Cháo nên nêm vị mặn để tập cho trẻ quen với vị mặn ngoài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi Nhu cầu ăn uống của trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi Trẻ 12 – 18 tháng ngoài bú sữa mẹ nên được cho ăn cháo đặc mỗi ngày 4 chén, trong chén cháo đặc đó phải có đủ 4 chất: bột – rau – thịt – dầu, có thể đổi bữa bằng mì, bún, soup… và cho trẻ ăn thêm trái cây (tương đương khoảng 1 trái chuối chín) để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thành phần cơ bản trong thực đơn của trẻ Cháo nên nêm vị mặn để tập cho trẻ quen với vị mặn ngoài vị ngọt của sữa mẹ. Cũng có thể thay cháo đặc bằng cơm nhão nhưng không nên nhai cơm cho trẻ vì có thể lây bệnh từ người lớn và để cho trẻ tự tiêu hóa thức ăn. Nhu cầu năng lượng cho trẻ ở lứa tuổi này là khoảng 95 Kcal/kg/24 giờ. Tỷ lệ phân bố giữa các chất đạm, béo, đường là: đạm 4g/kg/24 giờ – béo 4g/kg/24 giờ – đường 12g/kg/24 giờ (tỷ lệ 1 – 1 – 3). - Chất đạm là thành phần cơ bản của tế bào, cấu tạo của nội tiết tố, các men, tổng hợp các kháng thể. 1g chất đạm cho 4 Kcal. Trẻ rất cần cả đạm động vật (như thịt, trứng, cá, tôm, cua…) và đạm thực vật (các loại đậu), nên cho trẻ ăn sau khi đã nghiền (khoảng 2 muỗng café thịt nghiền trong mỗi chén cháo). Nếu thiếu chất đạm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thể phù đưa đến thoái hoá mỡ gan, teo các tuyến tiêu hoá, dễ bị các bệnh nhiễm trùng. - Chất béo cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể vì 1g chất béo cho 9 Kcal, cung cấp các acid béo đặc biệt là các acid béo thiết yếu, cung cấp các sinh tố tan trong dầu A, D, E, K. Chất béo có trong mỡ động vật, bơ trong sữa, dầu thực vật. Nếu thiếu năng lượng nhiều, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thể teo đét. Ngoài ra, chất dầu còn làm cho chén cháo mềm, không quá khô, trẻ dễ ăn. Trong mỗi chén cháo nên cho khoảng 1 muỗng café dầu phộng hoặc dầu mè nếu không có rau xào hoặc thịt mỡ. - Chất đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình cấu tạo tổ chức tế bào, tham gia vào sự chuyển hoá của cơ thể. 1g chất đường cho 4Kcal. Chất đường có trong sữa, bột (ngũ cốc), đường mía, củ cải, hoa quả… - Chất rau rất cần để cung cấp chất sắt, các loại muối khoáng, vitamin và chất xơ. Cung cấp muối khoáng hàng ngày là cần thiết để bù lại số muối khoáng bị thải ra và tham gia vào quá trình cấu tạo các chất trong cơ thể như Ca và P để cấu tạo xương, một số hợp chất P cần cho cấu trúc hệ thần kinh, Ca còn cần cho sự hoạt động của các cơ, đặc biệt là cơ tim, Fe để cấu tạo hồng cầu, Iod cần cho tuyến giáp trạng, K và Na cần để duy trì lượng nước trong cơ thể… Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể và tăng cường sự chống đỡ bệnh tật. Ở lứa tuổi này trẻ có thể ăn rau thái nhỏ xào, luộc hoặc nấu canh. Cho khoảng 2 muỗng rau vào mỗi chén cháo. Phải cân đối được dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh: Images. Cách chọn thực phẩm cho trẻ: + Các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc có nhiều chất xơ chỉ dùng đủ lượng cần thiết trong chế độ ăn của trẻ nếu nhiều quá trẻ sẽ rất khó tiêu. + Chọn thịt và cá tươi, nên cho trẻ ăn thịt nạc hoặc cá đã róc hết xương. Không nên ăn nhiều quá các loại thịt có hàm lượng chất béo bão hoà cao như thịt bò, thịt cừu… + Sữa: ở lứa tuổi này tuổi có thể sử dụng sữa nguyên kem trong việc nấu nướng và trộn với các thức ăn cũng như dùng làm thức uống. + Nên sử dụng dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu phộng… để nấu ăn cho trẻ. Không nên nấu ăn với bơ cũng như các chất béo bão hoà. + Không nên mua rau quả bị héo úa hoặc bị bầm dập. Không ngâm rau quả quá lâu trong nước sẽ làm mất đi các vitamin. + Rửa kỹ rau quả dưới vòi nước đang chảy và gọt vỏ một số loại như: khoai tây, carrot, táo,… để tránh nguy cơ còn dính lại thuốc trừ sâu trên vỏ. + Nếu muốn cho trẻ ăn theo chế độ ăn chay trong những ngày người lớn ăn chay thì nên chú ý đến những thực phẩm như fromage, tàu hủ… vì chúng chứa nhiều protein (nhưng nên tránh những loại fromage làm từ sữa chưa tiệt trùng). + Đừng cho nhiều đường và muối vào thức ăn của trẻ vì đường có thể làm bé bị sâu răng, còn muối sẽ bắt thận của trẻ làm việc nhiều. - Nên giữ gìn vệ sinh thực phẩm vì trẻ có thể gặp nguy hiểm do nhiễm khuẩn từ thức ăn không được chuẩn bị cẩn thận. + Rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị thức ăn và sau khi tiếp xúc với thịt cá sống. + Nên mua thịt, cá, trứng…đã được kiểm dịch, rau quả an toàn. + Cất thịt tươi cách xa những loại thực phẩm khác trong tủ lạnh và cá nên được cất giữ ở ngăn lạnh nhất. + Nên chọn các thực phẩm mà có thể hấp, nấu nó cẩn thận nhưng nhanh chóng để diệt vi khuẩn. + Đừng bao giờ cho trẻ ăn lại các thức ăn thừa của bữa ăn trước. Đừng cho trẻ ăn thức ăn hâm, nấu lại. Để tránh lãng phí, nên chuẩn bị những phần ăn có số lượng vừa với mỗi bữa của trẻ và giữ đông lạnh trong các hộp riêng biệt. + Nếu sử dụng lò vi sóng, nên làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và nên trải đều thức ăn để cho nhiệt phân bố đều khắp. + Thường xuyên lau rữa sạch sẽ các vật dụng dùng cho trẻ ăn, đặc biệt chú ý lỗ vòi của ly dành cho trẻ và cho trẻ rữa tay trước khi ăn. - Nếu trẻ lười ăn (do chưa ...

Tài liệu được xem nhiều: