Thông tin tài liệu:
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh từ quan điểm của sinh viên chuyên ngành du lịch. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi có cấu trúc gồm 27 mục. Bảng hỏi bao gồm bốn phần khác nhau, tập trung vào nhân khẩu học của sinh viên, thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của tiếng Anh, các kĩ năng mà sinh viên mong đợi đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh và các lĩnh vực kiến thức mà sinh viên mong muốn đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu học tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp của sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH PHỤC VỤ NGHỀ NGHIỆPCỦA SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Lê Thị Ngọc Anh 1 , Phạm Kim Cương 1 1. Chương trình Du Lịch – Khoa Công nghiệp Văn hóaTÓM TẮT Trong xu thế toàn cầu hoá, các hoạt động du lịch quốc tế ngày càng phổ biến thì ngoạingữ nói chung và tiếng Anh nói riêng càng trở nên quan trọng. Việc tiếng Anh đã trở thànhngôn ngữ toàn cầu và được ví như cầu nối giúp người lao động trong lĩnh vực du lịch giao tiếp,đàm phán và thực hiện các giao dịch với các đối tác và khách du lịch. Việc phân tích nhu cầuhọc tiếng Anh của sinh viên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc dạy tiếng Anh hiệu quảđáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu nhu cầuhọc tiếng Anh từ quan điểm của sinh viên chuyên ngành du lịch. Dữ liệu được thu thập thôngqua bảng câu hỏi có cấu trúc gồm 27 mục. Bảng hỏi bao gồm bốn phần khác nhau, tập trungvào nhân khẩu học của sinh viên, thái độ của sinh viên đối với tầm quan trọng của tiếng Anh,các kĩ năng mà sinh viên mong đợi đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh và các lĩnhvực kiến thức mà sinh viên mong muốn đạt được khi tham gia một khóa học tiếng Anh. Bảngcâu hỏi được thực hiện đối với 73 sinh viên ngành Du lịch trường Đại học Thủ Dầu Một. Dữliệu được thu thập qua Google Form và phân tích bằng phần mềm SPSS 26. Sau khi phân tíchđịnh lượng, kết quả cho thấy sinh viên ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với nghềnghiệp tương lai. Sinh viên cũng thể hiện kỳ vọng cao vào việc nâng cao kĩ năng và kiến thứcthông qua các khóa học tiếng Anh. Từ khoá: Đào tạo du lịch; Ngôn ngữ Anh; Tiếng Anh cho du lịch.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành du lịch từ khi xuất hiện đến nay đã không ngừng mở rộng về phạm vi và quy môhoạt động, dần trở thành một ngành kinh tế có tính toàn cầu, xuyên quốc gia. Hoạt động du lịchquốc tế đòi hỏi sự di chuyển của du khách đến các quốc gia hoặc địa điểm bên ngoài môi trườngsinh sống thường xuyên của họ. Những hoạt động của du khách vô cùng đa dạng để thoả mãncác nhu cầu khác nhau của họ (UNWTO, 2008). Với tư cách là một ngành kinh tế, du lịch kéotheo hệ thống tổ chức các thành phần tham gia như nguồn tài nguyên du lịch, nhân lực du lịch,quản lí và cộng đồng địa phương tại các điểm đến. Trong xu thế đó, đào tạo đội ngũ lao độngcó đủ kiến thức, kĩ năng và phẩm chất, đạt chất lượng là điều cấp thiết đối với các quốc giađang có chiến lược thúc đẩy hoạt động du lịch quốc tế như Việt Nam. Có vị trí địa lí thuận lợi, ở trung tâm khu vực Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm hàngđầu cả nước, Bình Dương có nhiều lợi thế để phát triển mạnh các ngành dịch vụ trong đó có dulịch. Các nhân tố nguồn cầu du lịch thuận lợi đến từ thị trường nội địa tại chỗ tiềm năng như nềnkinh tế phát triển, mức sống cao, dân cư phân bố đông đúc, môi trường đô thị hoá…thúc đẩy nhucầu du lịch. Đồng thời, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu với tư cách là những điểm đón khách quốc 37tế cũng góp phần kích thích du lịch khu vực phát triển. Vùng Đông Nam Bộ cũng đa dạng các tàinguyên du lịch để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch thế mạnh như di tíchlịch sử cách mạng, đô thị, sông nước, sinh thái, làng nghề (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2019). Với nhu cầu đáp ứng nguồn nhân lực du lịch, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã thực hiệnđào tạo ngành du lịch bắt đầu từ khoá học năm 2020 và đều đặn tuyển sinh hàng năm. Các sinhviên theo học có mặt từ nhiều vùng miền khác nhau để cùng theo đuổi đam mê chung trong lĩnhvực du lịch. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tăng cường thực hành, cụ thể cácchuẩn đầu ra nghề nghiệp nhằm tiệm cận gần nhất yêu cầu nghề nghiệp của nhà tuyển dụng.Đặc thù của ngành du lịch cũng đòi hỏi sinh viên ngành du lịch phát có khả năng phát triểnngoại ngữ phục vụ hội nhập quốc tế, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ cơ bản hàng đầu. Nghiên cứu tập trung nghiên cứu vào đối tượng sinh viên ngành Du lịch năm 1 nhằm nắmđược nhu cầu và nhận thức việc học tiếng Anh đối với nghề du lịch, từ đó tác động tới thái độtrong quá trình học 4 năm tại trường. Dựa trên cấu trúc đào tạo ngôn ngữ Anh, bảng hỏi thiết kết4 phần bao gồm thông tin nhân khẩu chung của sinh viên, nhận thức vai trò tiếng Anh đối vớinghề du lịch và kì vọng sinh viên đối với việc học thông qua hai mảng kiến thức và kĩ năng tiếngAnh. Nghiên cứu tiến hành khảo sát khoá sinh viên nhập học năm học 2021 -2022 với 92 sinhviên, kết quả có 73 phiếu phản hồi. Kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng về nhu cầu học tiếngAnh phục vụ định hướng nghề nghiệp của sinh viên, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng caochất lượng đào tạo ngành du lịch.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lựa chọn khảo sát sinh viên ngành Du lịch – Trường Đ ...