Nhu cầu và giải pháp tăng cường nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,009.43 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết trình bày Quảng Ninh xác định đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) trở thành một trong ba trụ cột chính của ngành công nghiệp, động lực cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang tăng dần, tuy nhiên để đáp ứng được sự phát triển đồng bộ nền kinh tế của tỉnh cần phải có giải pháp đào tạo cụ thể, gắn với những lợi thế hiện có của tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu và giải pháp tăng cường nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Nhu cầu và giải pháp tăng cường nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh ThS. Vũ Quang Trực Phó Giám đốc Sở Lao động - TB&XH Quảng Ninh 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, giảm dần những ngành lệ thuộc nhiều vào tài nguyên khoáng sản, có tác động lớn đến môi trường, thúc đẩy các ngành có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường. Quảng Ninh xác định đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) trở thành một trong ba trụ cột chính của ngành công nghiệp, động lực cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang tăng dần, tuy nhiên để đáp ứng được sự phát triển đồng bộ nền kinh tế của tỉnh cần phải có giải pháp đào tạo cụ thể, gắn với những lợi thế hiện có của tỉnh Quảng Ninh. 2. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhu cầu nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm 24 nhóm ngành cấp 2: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất đồ uống; Sản xuất sản phẩm thuốc lá; Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; In, sao chép bản ghi các loại; Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; Sản xuất kim loại; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; Sản xuất thiết bị điện; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu; Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc; Sản xuất phương tiện vận tải khác; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Quảng Ninh là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đang từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng doanh nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 tăng 550 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh, năm 2010 có 291 doanh nghiệp (chiếm 74,23% số lượng doanh nghiệp công nghiệp) lên 841 doanh nghiệp năm 2020 (chiếm 81,8% số lượng doanh nghiệp công nghiệp). Với 81 doanh nghiệp FDI và 760 doanh nghiệp tư nhân. Trong thời gian qua, theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Quảng Ninh có những định hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo đối với các ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng, có sức lan tỏa, thúc đẩy thu hút phát triển công nghiệp (Sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô, điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học…). Trong đó lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghệ sạch đã thu hút được một số nhà đầu tư là các tập đoàn lớn, có năng lực, kinh nghiệm vào nghiên cứu, đầu tư như Thành Công, TCL, Foxconn, Vingroup... Lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2010-2020 tăng 1,4 lần, từ 37.293 người năm 2010 (chiếm 24,95% số lao động toàn ngành công nghiệp), ước tăng lên 54.213 lao động năm 2020 (bằng 38,38% lao động trong toàn ngành công nghiệp). Trong đó, lao động làm việc trong các khu công nghiệp là hơn 24.000 người, chiếm xấp xỉ 50% lao động toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Việc sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động đã có những chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - 2021 6 Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển, trình độ tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất công nghiệp chưa thật sự hiệu quả, còn thiếu nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Theo khảo sát của Nhóm nghiên cứu thuộc Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” cho thấy nhu cầu lao động cần có của tỉnh năm 2021 là 742,77 ngàn lao động và tăng lên 798,28 ngàn vào năm 2025 và đạt 874,25 ngàn vào năm 2030. Trong đó, ngành Công nghiệp Chế biến chế tạo, dự báo đến năm 2025 cần khoảng 128.767 lao động và đến năm 2030 cần khoảng 178.455 lao động; nhu cầu lực lượng lao động có chứng chỉ nghề trở lên của ngành chế biến chế tạo cần khoảng 96.517 người năm 2025 và 141.711 người năm 2030. Tập trung ở một số lĩnh vực như: công nghiệp thông tin và truyền thông, công nghiệp ô-tô, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thời trang,... Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được cấp chứng chỉ của tỉnh tăng từ 35,2% năm 2015 lên 45,5% năm 2020, dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt 85%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 52%. Chất lượng nguồn nhân lực được ngày càng được nâng cao, góp phần tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, với dân số ở độ tuổi lao động chiếm trên 50% tổng dân số, đây vừa là nguồn lực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu và giải pháp tăng cường nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Nhu cầu và giải pháp tăng cường nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh ThS. Vũ Quang Trực Phó Giám đốc Sở Lao động - TB&XH Quảng Ninh 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, giảm dần những ngành lệ thuộc nhiều vào tài nguyên khoáng sản, có tác động lớn đến môi trường, thúc đẩy các ngành có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường. Quảng Ninh xác định đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) trở thành một trong ba trụ cột chính của ngành công nghiệp, động lực cho phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang tăng dần, tuy nhiên để đáp ứng được sự phát triển đồng bộ nền kinh tế của tỉnh cần phải có giải pháp đào tạo cụ thể, gắn với những lợi thế hiện có của tỉnh Quảng Ninh. 2. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhu cầu nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Quảng Ninh Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống các ngành kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm 24 nhóm ngành cấp 2: Sản xuất, chế biến thực phẩm; Sản xuất đồ uống; Sản xuất sản phẩm thuốc lá; Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; In, sao chép bản ghi các loại; Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; Sản xuất kim loại; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; Sản xuất thiết bị điện; Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu; Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc; Sản xuất phương tiện vận tải khác; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Quảng Ninh là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đang từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng doanh nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 tăng 550 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh, năm 2010 có 291 doanh nghiệp (chiếm 74,23% số lượng doanh nghiệp công nghiệp) lên 841 doanh nghiệp năm 2020 (chiếm 81,8% số lượng doanh nghiệp công nghiệp). Với 81 doanh nghiệp FDI và 760 doanh nghiệp tư nhân. Trong thời gian qua, theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Quảng Ninh có những định hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo đối với các ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng, có sức lan tỏa, thúc đẩy thu hút phát triển công nghiệp (Sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô, điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học…). Trong đó lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghệ sạch đã thu hút được một số nhà đầu tư là các tập đoàn lớn, có năng lực, kinh nghiệm vào nghiên cứu, đầu tư như Thành Công, TCL, Foxconn, Vingroup... Lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2010-2020 tăng 1,4 lần, từ 37.293 người năm 2010 (chiếm 24,95% số lao động toàn ngành công nghiệp), ước tăng lên 54.213 lao động năm 2020 (bằng 38,38% lao động trong toàn ngành công nghiệp). Trong đó, lao động làm việc trong các khu công nghiệp là hơn 24.000 người, chiếm xấp xỉ 50% lao động toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Việc sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động đã có những chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - 2021 6 Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển, trình độ tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất công nghiệp chưa thật sự hiệu quả, còn thiếu nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Theo khảo sát của Nhóm nghiên cứu thuộc Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” cho thấy nhu cầu lao động cần có của tỉnh năm 2021 là 742,77 ngàn lao động và tăng lên 798,28 ngàn vào năm 2025 và đạt 874,25 ngàn vào năm 2030. Trong đó, ngành Công nghiệp Chế biến chế tạo, dự báo đến năm 2025 cần khoảng 128.767 lao động và đến năm 2030 cần khoảng 178.455 lao động; nhu cầu lực lượng lao động có chứng chỉ nghề trở lên của ngành chế biến chế tạo cần khoảng 96.517 người năm 2025 và 141.711 người năm 2030. Tập trung ở một số lĩnh vực như: công nghiệp thông tin và truyền thông, công nghiệp ô-tô, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp thời trang,... Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được cấp chứng chỉ của tỉnh tăng từ 35,2% năm 2015 lên 45,5% năm 2020, dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt 85%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ là 52%. Chất lượng nguồn nhân lực được ngày càng được nâng cao, góp phần tăng năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, với dân số ở độ tuổi lao động chiếm trên 50% tổng dân số, đây vừa là nguồn lực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến Đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển ngành công nghệ chế biến Nguồn nhân lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 277 0 0
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 247 5 0 -
Bài thuyết trình Tuyển mộ nguồn nhân lực - Lê Đình Luân
25 trang 224 0 0 -
5 trang 198 0 0
-
4 trang 177 0 0
-
10 trang 168 0 0
-
Bài thuyết trình: Chính sách nhân sự Công ty Procter & Gamble (P&G)
35 trang 156 0 0 -
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Nam
28 trang 153 0 0 -
48 trang 150 0 0
-
Một số vấn đề về phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
4 trang 146 0 0