Danh mục

Nhu cầu về riêng tư

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 78.14 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cần hiểu rằng, trẻ bắt đầu bước vào trường phổ thông, nhân cách trẻ đã có sự phát triển lớn. Phát triển cá tính và quyền riêng tư cho trẻ cần được nhận thức và tôn trọng cao. Một nhóm phụ huynh ngồi với nhau, và những câu hỏi chắc chắn xảy ra: - Có bao giờ bạn kiểm tra ngăn kéo đồ của con không? - Có bao giờ bạn đọc trộm nhật ký của con?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu về riêng tư Nhu cầu về riêng tư Cần hiểu rằng, trẻ bắt đầu bước vào trường phổ thông, nhân cách trẻ đã có sự phát triển lớn. Phát triển cá tính và quyền riêng tư cho trẻ cần được nhận thức và tôn trọng cao. Một nhóm phụ huynh ngồi với nhau, và những câu hỏi chắc chắn xảy ra: - Có bao giờ bạn kiểm tra ngăn kéo đồ của con không? - Có bao giờ bạn đọc trộm nhật ký của con? - Các hoạt động nào của con bạn cần kiểm soát chặt chẽ? Mỗi một trong các tình huống này đều có thiên hướng bị sự phê bình chỉ trích, các chuyên gia tâm lý giáo dục nói, nhưng một khi tiêu chuẩn so sánh hữu ích là để cân nhắc rằng vấn đề bạn đang quan tâm có thể có tác động tới sự an toàn của con mình. Nếu bạn chỉ cảm giác tò mò một cách bình thường về những suy nghĩ và những hoạt động của con, sau đó bí mật theo dõi để trẻ không biết - sớm hay muộn, tự chúng sẽ phát hiện ra hành vi không thực sự tốt đẹp của bạn. Nếu trẻ bắt được bạn đang rình mò, chúng sẽ cảm giác ghi nhận sự xâm phạm của bạn vào không gian riêng của chúng như một sự vi phạm tin tưởng của cha mẹ với con cái. Nhưng nếu nguyên nhân bạn cảm thấy bắt buộc phải làm thế để kiểm tra xem con bạn là nguyên nhân bạn sợ con mình đang có nguy cơ với nghiện điện tử, bị bắt nạt, học lực tồi tệ, rắc rối với quan hệ bạn bè-thầy cô... nhưng không chia sẻ với bạn... thì đó là nguyên nhân chính đáng. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định thực hiện, phụ huynh hãy hỏi bản thân: Mình đang tìm kiếm gì? Nếu thực sự nhằm mục đích bảo vệ an toàn và tốt cho con (theo cả cách trẻ sẽ nhận ra sau này), thì bạn hoàn toàn có quyền để theo dõi. Trong thực tế nhiều năm tư vấn cho các bậc phụ huynh về giáo dục và tâm lý trẻ em, các tư vấn viên và các nhà tâm lý-giáo dục hiếm khi nghe thấy phụ huynh nào trình bày việc lục lọi phòng con mà không có lý do chính đáng. Dù thế nào đi nữa, hãy nghi nhớ nguyên tắc: Nhu cầu của phụ huynh nhằm chắc chắn con mình đang sống và học tập an toàn sẽ vượt lên cả nhu cầu riêng tư của trẻ. Sau tất cả, nếu con bạn không an toàn, thì chẳng có gì còn giá trị cả. Những thói quen cần tránh •Quà tặng đi tặng lại: Bạn có những món quà được người khác tặng, để lâu không dùng đến, bạn nói với bé rằng: Thôi con đem món quà này đến tặng cho cô cũng được, để mẹ khỏi mắc công đi mua quà. Đây là một trong những điều tối kỵ đối với con trẻ. Vì khi bạn làm như vậy, trẻ sẽ có ý nghĩ cô thầy giáo của trẻ không đáng tôn trọng để bạn phải mất thời gian đi mua một món quà. Những món quà như thế không làm tăng thêm lòng tôn kính đối với giáo viên mà còn làm mất đi lòng kính trọng sẵn có của trẻ đối với thầy cô giáo. •Tặng quà để mong được châm chước: Bạn thể hiện cho trẻ thấy đến ngày 20/11 thì phải lo lắng, tất bật để mua quà tặng cho các thầy cô. Nếu không tặng quà thì sợ thầy cô dèm pha và làm khó trong học tập, tặng quà sẽ được thầy cô nâng đỡ. Bạn đừng mang tư tưởng này trong đầu và cũng đừng trao cho trẻ tư tưởng này, nếu bạn làm như vậy con bạn sẽ ỷ lại vào những món quà và lơ là chuyện học tập. Thêm vào đó, hình tượng về người thầy trong suy nghĩ của trẻ cũng xấu đi. •Quà tặng là cán cân tình cảm: Bạn đừng tập cho con trẻ thói quen tặng những món quà đắt tiền, có giá trị quá lớn như một cách thể hiện tình cảm đối với thầy cô giáo. Khi bạn nghĩ rằng quà càng đắt tiền thì tình cảm càng nhiều, bé sẽ hiểu nhầm rằng, quà càng đắt tiền càng có giá trị thì bé càng được giáo viên thương yêu. •Quà tặng thể hiện đẳng cấp: Bạn nói cho con biết phải chọn những món quà làm sao để thể hiện được vị thế về gia đình mình trước bạn bè trong lớp hoặc trước mặt thầy cô. Chính những tư tưởng này tạo ra cho trẻ sự hiềm khích và ganh đua trong lớp học. Không phải trẻ ganh đua về kết quả học tập mà trẻ ganh đua vì giá trị của những món quà. Khi điều này xảy ra, có những trẻ sẽ buồn vì thua kém chúng bạn, có trẻ kiêu căng vì gia đình giàu có. Tự cao vì bố mẹ giàu có là một đức tính không nên có nơi con trẻ. ...

Tài liệu được xem nhiều: