Thầy, thật sự không gây một chút ấn tượng nào cho lũ học trò lớp bảy của chúng tôi, ngày ấy. Thầy hơi xấu người lại ra kiểu quê quê. Nói tiếng miền ngoài nên khó nghe kinh khủng. Thứ tiếng đó ở đây người ta kêu là tiếng trọ trẹ. Chết thật! Người thế. Tiếng thế mà lại dạy văn. Chưa đủ còn là thầy hướng dẫn lớp chúng tôi nữa chứ. Ngày trước không kêu là giáo viên chủ nhiệm như bây giờ. Tiết học đầu với thầy trôi qua rất chậm. Đầy uể oải, chán nản. Những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Như một người bạn Như một người bạn TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MỸ NỮThầy, thật sự không gây một chút ấn tượng nào cho lũ học trò lớp bảy của chúng tôi,ngày ấy. Thầy hơi xấu người lại ra kiểu quê quê. Nói tiếng miền ngoài nên khó nghe kinhkhủng. Thứ tiếng đó ở đây người ta kêu là tiếng trọ trẹ. Chết thật! Người thế. Tiếng thếmà lại dạy văn. Chưa đủ còn là thầy hướng dẫn lớp chúng tôi nữa chứ. Ngày trước khôngkêu là giáo viên chủ nhiệm như bây giờ.Tiết học đầu với thầy trôi qua rất chậm. Đầy uể oải, chán nản. Những tiết sau, những tiếtsau vẫn thế. Phải đến mấy tháng chúng tôi mới kịp nhận ra là thầy, tuy dạy dở nhưng lànhtính và rất cưng chiều học trò. Thế là từ chỗ hết ham thích môn học của thầy chúng tôibắt đầu chờ ngóng. Thầy dạy không hay, trò học không giỏi nhưng bày biện ca múa,đóng kịch, kể chuyện vớ vẩn lại rất tuyệt. Mà thầy cũng buồn cười lắm cơ! Thích nghehọc trò hát, đóng hoạt cảnh, diễn hài… Chả dạy dỗ gì mấy. Cứ thế! Thì một năm trườngđã có mấy đợt văn nghệ: lễ Hai Bà Trưng, tết Âm lịch, dịp bế giảng niên học. Rồi mấyđợt làm báo lớp, báo trường, báo tường, báo tập… Chúng tôi nào dám tung hoành vớinhững giáo viên khác nên chỉ canh rình, chờ đợi đến giờ của thầy.Không hiểu sao mà những nhân vật nổi bật trong trường đều quy tụ hết về lớp tôi. Bàn tôingồi có năm đứa thì năm đứa đều rất “oách”. Đứa hát hay. Đứa viết văn được. Đứa biếtlàm thơ. Đứa võ nghệ cao cường. Đứa là cây hài nổi tiếng. Năm đứa được thầy ghép lạithành một tên gọi chung, là “Nữ Minh Tinh Ma Quái”. Ngày ấy chỉ là những nữ sinh lớpbảy mà coi cái tôi to lắm. Chỉ mới được biết đến trong khuôn viên một ngôi trường, lại làtrường con gái mà đã tí tớn ta đây. Tiếng tăm loanh quanh có thế chứ đã đi xa được mấynỗi mà đã huênh hoang, vênh váo lắm rồi. Nếu không có thầy, một người thầy với tất cảsự quê kệch, đơn sơ, khiêm tốn rèn giũa, trui mài bớt cái kiêu sa, ngạo nghễ trong từngđứa, từng đứa một thì chúng tôi sẽ hỏng tới đâu?Tôi, ngày đó đã lai rai có thơ, văn đăng báo. Ai cũng bảo: “hay” và tôi phồng mũi to, mặtcâng câng tự đắc. Tôi, rất dạn dĩ trước đám đông nên thuyết trình trong lớp, làm MC chotrường, cứ gọi là băng băng. Chả hãi gì. Và mỗi khi ai khen: “giỏi” thì mắt cứ trên trờimà ngó. Ai khen cứ mặc riêng thầy chưa hề. Thầy sẵn lòng hòa mình cùng chúng tôitrong bất cứ một trò chơi nào nhưng rất mực kiệm những lời khen. Dường như thấy thế làchưa đủ thầy còn rất siêng chê mà cái cách chê của thầy mới đến là khó chịu. Chê, để chochúng tôi phải tự ái đấy mà. Nhưng tự ái cũng chả xong với thầy vì thầy vẫn luôn nhắccâu này: “Tự ti thì không nên, tự ái thì không phải mà tự trọng lại rất cần”. Cũng chính vìcái cách khích bác như thế của thầy mà tôi và lũ bạn, thuở đó, cũng làm được khốichuyện… có tích sự.Thầy lấy vợ muộn và vợ thầy vẫn còn đi học. Cô đang học sư phạm, trẻ, dễ chịu nên bọntôi rất thích rủ nhau đến nhà thầy cô chơi. Nhà thầy có sân trước, sân sau rộng rãi, thoángđãng và trên cả tuyệt vời là có một cây mận sai quả quanh năm. Tôi chưa từng thấy mộtcây mận nào lạ lùng như cây mận nhà thầy hồi ấy. Dù là nữ sinh nhưng chúng tôi phánghịch nào khác gì bọn con trai. Cả bọn một tư thế: cột hai vạt áo dài, túm tóc, xắn quần,thả guốc và mặc sức leo trèo. Chiến lợi phẩm thu được là những chùm mận trắng phau,giòn xốp và chát chát, chua chua. Chúng tôi gặm từ trên cây gặm xuống mặc sức cho thầyla. Thầy bảo: “Hái, ăn cho bằng hết cũng được nhưng rửa dùm thầy. Ối chao! Cái cây, cáitrái giữa trời. Bụi rứa. Rồi còn sâu sia mà răng không sợ dơ hè! Học trò chi mà nhớp?Con gái con nứa, sao đâu…” Đã nhiều năm trôi qua mà tôi vẫn còn nhớ như in cái cách lanửa giỡn nửa thật ấy. Rồi khoảng sân nhà thầy nữa chứ! Với hoa mận rơi trắng xóa, cáigiếng xây có thành rất rộng ở phía sau rồi cảnh thầy, trò xúm xít bên nhau, cùng ăn mậnchấm muối hột giã với ớt xanh. Ngon quá chừng và cũng cay quá chừng.Bước qua lớp tám, nỗi lo lớn nhất của chúng tôi là thầy không còn là giáo viên hướng dẫnvà may mắn biết bao bởi điều này đã không xảy ra. Thầy, trò chúng tôi có thêm một niênkhóa thấm đẫm nghĩa tình và chứa chan bao kỷ niệm. Rồi đến lớp chín, chúng tôi cườimà nước mắt ứa vì quá vui mừng khi hay thầy vẫn tiếp tục dạy văn và kiêm luôn vai tròchủ nhiệm. Thầy cười hiền hòa: “Chỉ thêm năm ni nữa thôi nghe bởi thầy và các em cómuốn cũng không được”. Giọng thầy nghèn nghẹn nỗi ngậm ngùi ở mấy từ sau. Chúngtôi biết chứ sao không. Thầy mới chỉ là giáo viên cấp hai. Đó cũng là niên khóa ngắn nhấtmà chúng tôi hay. Thời gian trôi qua cái vèo ở những tiết dạy rất ngược đời của thầy.Cũng vậy ngày giờ, sao đi quá nhanh những lúc thầy trò bên nhau: ở nhà, ở lớp… Khihọc, chơi, đi trại, diễn văn nghệ, làm báo. Hạnh phúc biết bao, được có thầy trong tất cảmọi sinh hoạt học đường. Được kể lể với thầy những nông nỗi, mộng mơ con gái. Đượcthầy đồng cảm, sẻ chia trong rất nhiều khát vọng. Được thầy lắng nghe và thấu ...