Những xu hướng mà đối tượng là đời tinh thần của ta , có thể chia ra làm 3 loại , thuộc về 3 năng lực : cảm tính , trí tuệ và ý lực. I. Ai cũng thích tìm những cảm giác mới . Phải biết dùng xu hướng đó trong sự giáo dục Nhu yếu cảm giác (besoin d’émotion ) xuất hiện từ hồi nhỏ. Lúc nào trẻ cũng tìm những cảm giác mới. Chúng chóng yêu mà cũng chóng chán, tính rất bất thường, đòi thay đổi công việc và đồ chơi luôn luôn. Nếu chiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHU YẾU CẢM GIÁC VÀ TÍNH TÒ MÒ
CHƯƠNG X
NHU YẾU CẢM GIÁC VÀ TÍNH TÒ MÒ
Những xu hướng mà đối tượng là đời tinh thần của ta , có thể chia ra
làm 3 loại , thuộc về 3 năng lực : cảm tính , trí tuệ và ý lực.
I. Ai cũng thích tìm những cảm giác mới . Phải biết dùng xu
hướng đó trong sự giáo dục
Nhu yếu cảm giác (besoin d’émotion ) xuất hiện từ hồi nhỏ. Lúc nào
trẻ cũng tìm những cảm giác mới. Chúng chóng yêu mà cũng chóng chán,
tính rất bất thường, đòi thay đổi công việc và đồ chơi luôn luôn. Nếu chiều
chúng thì chúng hoá hư ngay. Khi chúng lớn, nhu yếu đó còn tăng lên.
Chúng hoá bướng bỉnh và đi tìm những sự nguy hiểm để có những cảm giác
mãnh liệt. Chúng thích ta kể chuyện rùng rợn cho nghe vì khi nghe, chúng
vừa cảm thấy ghê sợ, lại vừa cảm thấy được yên ổn. Cảm giác đó, đối với
chúng, thú vô cùng. Chúng thích sợ và hình như ưa có những cảm giác đau
đớn hơn là không được hoạt động, hơn là không có cảm giác. Người lớn
cũng như chúng, cho nên mới có những người thích xem đánh nhau, thích
những trò chơi nguy hiểm, thích coi hành hình và mục kích những tấn kịch
xót xa của đời thực tại .
Xu hướng đó cũng có ích như những xu hướng khác. Các thầy dạy
học nếu không kể gì đến nó thì không làm tròn bổn phận được. Ta phải dẫn
khởi những cảm giác và cảm tình có ích cho trẻ và thay đổi những cái đó
luôn luôn. Nhưng nên cẩn thận lắm. Nếu thay đổi quá, thì lại làm cho chúng
hoá ra nhẹ dạ, ghét những sự tìm tòi khó nhọc, những công việc phải bền
gan, không học được những môn cần đến không và không hiểu được những
ý tưởng khái quát. Ta lại nên tránh, đừng dùng nhiều cảm giác mạnh. Những
cảm giác đó, ảnh hưởng nhanh và bền thật, nhưng dùng luôn thì thật là trẻ
chai đi, không biết cảm nữa, hai là mắc phải bệnh lúc nào cũng cần có những
cảm giác mới. Ai quen uống rượu mạnh thì không còn muốn uống những đồ
giải khát lành và bổ nữa.
II. Óc tò mò của trẻ . Nên dùng bản năng đó trong sự giáo dục
Tình tò mò là một xu hướng của trí tuệ. Khi trí khôn của trẻ bắt đầu
nảy nở, khi trẻ biết phân biệt những hình ảnh, là mắt chúng hỏi ta, còn tay
chúng thì chìa lại đòi các vật, lật đi lật lại những đồ chơi để xem xét và có
khi muốn đập ra để coi ở trong có gì không nữa. Óc chúng lúc nào cũng mẫn
tiệp, nhảy từ vật này sang vật khác như con chim chuyền từ cành này sang
cành nọ mà không đậu lâu ở cành nào cả. Chúng thấy cái gì cũng mới.
Chúng luôn luôn sống giữa một cảnh tiên . Khi chúng lớn một chút,
biết suy nghĩ, có tình dục thì tính tò mò của chúng chịu ảnh hưởng của cơ
thể, lý trí, tình dục mà chuyên vào một vật gì đó và biến đổi đi. Chúng xét
những cái gì chúng cho là thích, là ích rồi mới xét đến những cái gì kín, bí
mật .
Tính tò mò, trẻ nào cũng có, nhưng không phải đứa nào cũng tò mò
bằng nhau và muốn biết tất cả mọi điều. Ông giáo sáng suốt, có thể do đó mà
biết những thiên tư sau này của học trò. Có đứa chỉ để ý đến bề ngoài của
vạn vật ; có đứa khó tính hơn, muốn tìm sự thực ở dưới cái bề ngoài đó và
tìm nguyên nhân ở ngoài sự thực. A. France đã tả một cách rất minh xác hai
hạng trẻ đó : “Tôi khác những kẻ ngoài là có cái khuynh hướng muốn tán
thưởng những cái gì tôi không hiểu . Fontanet, trái lại, chỉ thích ngắm nghía
vật gì khi nào thấy công dụng của vật đó. Nó nói : “Coi này, có một cái bản
lề, nó mở được. Có một cái đanh ốc, nó vặn được”. Fontanet là một tinh thần
đúng mực, là một đứa trẻ biết nhận xét, tôi sinh ra, đã là một người bàng
quan, và tôi sẽ giữ suốt đời tính tò mò không vụ lợi của trẻ nhỏ”.
Bản năng tò mò đã giúp cho các nhà giáo dục rất nhiều. Không có nó,
học trò không tấn tới được. Tôi biết một đứa học trò rất ghét tiếng Hy Lạp.
Một hôm nó thấy trong tủ sách của ba nó một cuốn sách đóng b ìa rất đẹp.
Nó muốn coi, giơ thấy lên để lấy thì ba nó ngăn lại : “Sách đó để cho người
lớn. Trẻ con không nên đọc”. Cuốn ấy là cuốn Odyssée của Homere –Nó
thất vọng lắm, chỉ tìm cách có cho được cuốn đó. Một buổi chiều nó thấy tủ
sách hình như có ai quên không đóng. Nó lấy cuốn sách đọc một cách khó
nhọc và lâu lắm. Nhưng cảm dỗ của vật cấm mạnh quá đến nỗi đứa học trò
thắng được hết những nỗi khó khăn : nhờ đó mà ngày nay ta thêm được một
nhà Hy Lạp ngữ nữa –Mưu đó không phải lúc nào cũng nên dùng, nhưng
cho chúng ta thấy rằng biết dùng tính tò mò của trẻ một cách khôn khéo và
hợp lúc thì có thể được nhiều kết quả rất tốt.
III. Nên hướng dẫn tính tò mò một cách khôn khéo. Có nên trả lời
hết những câu hỏi của trẻ không? Khi nào phải thẳng tay trừng trị tính
tò mò của chúng
Trước hết ta phải xét những biểu thị của tính tò mò ấy để khám phá
tâm hồn của trẻ, biết tư chất, thị hiếu của chúng . Locke nói: “ Tôi sẵn sàng
tin rằng, nghe những câu hỏi bất ngờ của trẻ còn ích hơn là những bài diễn
thuyết của người lớn …”. Sau nữa, ta phải thay đổi những bài học, hoặc
khêu gợi cho chúng những câu hỏi h ...