Danh mục

Những ảnh hưởng của thế giới bên kia trong tín ngưỡng dân gian và văn chương cổ truyền Phần 2

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.67 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hơi khác - trong sử thi, trong đó có sử thi cổ sơ, mà ở đấy những sự kiện là hoàn toàn xác thực, song do được chuyển đưa vào khu vực quá khứ thần thoại hay tựa hồ lịch sử, chúng được ý thức hoặc như là những sự kiện đã xa xưa vô tận, hoặc như là những sự kiện tiếp tục sống trong “thực tại thứ hai”, hiển lộ chỉ trong những buổi diễn xướng sử thi được lễ thức hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ảnh hưởng của thế giới bên kia trong tín ngưỡng dân gian và văn chương cổ truyền Phần 2 Những ảnh hưởng của thế giới bên kia trong tín ngưỡng dân gian và văn chương cổ truyền Phần 2 Hơi khác - trong sử thi, trong đó có sử thi cổ sơ, mà ở đấy những sự kiện là hoàntoàn xác thực, song do được chuyển đưa vào khu vực quá khứ thần thoại hay tựa hồ lịchsử, chúng được ý thức hoặc như là những sự kiện đã xa xưa vô tận, hoặc như là nhữngsự kiện tiếp tục sống trong “thực tại thứ hai”, hiển lộ chỉ trong những buổi diễn xướngsử thi được lễ thức hóa. Ứng với điều đó, những nhân vật sử thi, kể cả quỷ thần, chỉ cóhiện tại tương đối (tùy thuộc khả năng của chúng xuất hiện trong thế giới con ngườitrong những hoàn cảnh đặc biệt) hoặc đơn thuần được xem là “đã không tồn tại nữa”(chẳng hạn, theo một tín niệm Nam Mông Cổ, xưa kia toàn bộ vùng Ordos là nơi sinhsống của giống quỷ šolmo, nhưng chúng sau này đã bị triệt tiêu bởi tráng sĩ Geser[Potanin, 1893, tr.267], song cuộc đời của tráng sĩ này cũng được đặt vào thời đại xa xưavô tận của quá khứ thần thoại - sử thi). Tuy vậy, ranh giới giữa hai cấp độ của hệ thốngthần thoại ở đây vẫn được “thẩm thấu” chỉ theo một hướng: từ hệ quỷ thần hiện tại đếnsử thi. Một trong những dấu hiệu chính của các nhân vật thuộc hệ quỷ thần hiện tại làtính tựa hồ thú vật của chúng, những dấu hiệu hình thú ấy có thể vừa là những dấu chỉthường hằng của ma quỷ vừa là những tàn tích của tiền kiếp thú vật của con quỷ. Nóichung, trong các truyền thống tôn giáo - thần thoại phát triển, có xu hướng xắp xếp ởnhững bậc thấp của hệ tôn ti những quỷ thần, ma quái và những nhân vật hình thú kháchiện diện trong đời sống hàng ngày của con người [Petrukhin, 1986, tr.16]. Song không chỉ ma quái như chính chúng mà thực ra tất cả các nhân vật thầnthoại cấp thấp đều có năng lực biến hóa thành những động vật khác nhau. Đôi khi chúngcòn có những mặt nạ ưa chuộng. Thí dụ, khá phổ biến quan niệm về những con vật nhỏnhư là hiện thân của ma quỷ tại gia, chẳng hạn những con ma ăn thịt người nguy hiểmcho trẻ em mang tên ada và anahai ở dân tộc Buriat, giống ada thì phát ra những tiếngnhư mèo kêu và có thể biến thành mèo hay chuột, giống anahai có thể mang hình chó[Potanin, 1883, tr.129; Khangalov, 1958, tr.333; Lörincz, 1973; tr.119]. Ở các dân tộcTrung Á quỷ hại ngườialmasty hay xuất hiện dưới hình chó, mèo và những động vật to[Antonova, 1990, tr.246]; thần chủ của nước trong các tín ngưỡng Uzbek, Kazakh,Turkmen có hình dạng một sinh linh lông lá khổng lồ có đôi chân của thú rừng[Snesarev, 1969, tr.327]. Còn về những dấu chỉ riêng lẻ của ma quỷ như là những thông số nhận dạngthường trực của chúng, thì những dấu chỉ ấy bộc lộ trước hết nơi tứ chi, và cả ở những lỗtrên đầu: mắt, tai, lỗ mũi, miệng, răng. Nhìn chung hình tượng ma quỷ giống ngườinhiều hơn, nhưng tựa hồ được “cạp quanh” bằng những bộ phận của thân thể động vật,khi sống với người trong một số trường hợp chúng phải ngụy trang những bộ phậnấy. Muu šubuum (“chim xấu”), quỷ ăn thịt người của dân tộc Buriat, đội lốt đàn bà đẹpquyến rũ những thợ săn đơn độc vào hang, thường lấy tay (hoặc cánh tay) che đi cái mỏchim ăn thịt của mình; cả quỷ ăn thịt người ada cũng che trong tay áo cái miệng dã thúxấu xí [Khangalov, 1958, tr.333; Manzhigen, 1978, tr.58-59]. Ở đây có thể nhận ra bản tính không thể trút bỏ của ma quỷ, nó tuồng như ló raxung quanh mặt nạ hình người dưới dạng những dấu hiệu hình thú. Theo những dấu chỉđặc biệt hình thú có thể nhận ra người – ma, cả con ma đã trở về trong thân thể ngườiđôi khi (khi mà những điều kiện của sự hóa thân trở lại bị vi phạm) vẫn giữ dấu vết củabản tính thú vật. Có cảm tưởng rằng tính ma quỷ của nhân vật hình thú – người khôngchỉ biểu hiện ở hình thù lai người như tự nó, mà bản thân “thú tính” liên quan trực tiếpvới “ma tính”. Ứng với điều đó, sự chuyển di vào trong không gian ma quỷ có thể kèm theo việcở nhân vật xuất hiện những dấu hiệu của sinh linh thuộc thế giới tự nhiên, trước hết thếgiới động vật. Quá trình này xem ra mang tính phổ biến và được mô tả trong nhữngtruyền thống tôn giáo – thần thoại rất khác nhau. Ở đây có ý nghĩa đặc biệt là nhữngmôtip liên quan với sự có mang hay không mang y phục (“sự trần trụi thú vật” của nhânvật, thân thể lông lá), những môtip “nấu nướng-ẩm thực” [thức ăn của người/không củangười (không được nấu nướng, y như thức ăn của loài vật, hoặc bị cấm kị theo tínngưỡng hay phong tục – trong cực hạn là thịt người được đưa ra ăn)], và cả môtipdùng/không dùng tiếng người. Những môtip ấy được phổ biến đặc biệt rộng rãi. Chẳnghạn, theo các truyền thuyết của người Giecmanh và người Xlavơ có thể nhận ra con ma,đặc biệt khi nó đang chuẩn bị hoá thân (tức là ở trong trạng thái biên duyên) thông quasự lầm lì, không chịu nói năng đặc thù – có thể nói sự “mất” tiếng nói ở nó. Bên cạnh sự “ma ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: