Danh mục

Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.70 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại nhằm mục đích nhận diện những bất cập trong các quy định này đồng thời người viết đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam NHỮNG BẤT CẬP CỦA HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Nguyễn Lâm Thanh Trúc, Từ Thị Mận, Lê Thị Thanh Tuyền* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Chí Thắng TÓM TẮT Những năm qua, hoạt động khuyến mại được các doanh nghiệp quan tâm nhằm tăng cường doanh thu, đồng thời đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng trong sự cạnh tranh kinh doanh lành mạnh. Hoạt động khuyến mại được thể hiện thông qua các chương trình giảm giá, bốc thăm trúng thưởng góp phần tri ân khách hàng, thúc đẩy việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp... Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động này còn bộc lộ những khó khăn, bất cập. Bài viết này phân tích các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại nhằm mục đích nhận diện những bất cập trong các quy định này đồng thời người viết đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan. Từ khóa: Khuyến mại, hoạt động khuyến mại, điểm bất cập hoạt động khuyến mại. 1 KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI Khuyến mại là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng, thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng) hay lợi ích phi vật chất được cung cấp dịch vụ miễn phí. Dấu hiệu dành cho khách hàng là những lợi ích tác động đến hành vi mua hàng của họ là đặc trưng của khuyến mại phân biệt với các xúc tiến thương mại khác [2]. Cụ thể, mục đích của việc khuyến mại không chỉ dùng để xúc tiến việc bán hàng mà còn là xúc tiến việc mua hàng. Mặc dù khuyến mại khuyến mại để bán hàng là hoạt động phổ biến ở thương thân, do thương nhân tiến hàn như một hoạt động thứ yếu để mở rộng thị phần, nhưng đối với doanh nghiệp thương mại, hoạt động khuyến mại để mua hàng, gôm hàng cũng có thể trở thành nhu cầu thiết yếu. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Về cơ bản thì quy định này cũng giống với quy định tại Điều 180 Luật Thương mại 1997, tuy nhiên Luật Thương mại 1997 đưa ra khái niệm hành vi thương mại còn Luật Thương mại 2005 là hoạt động xúc tiến thương mại. Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 1997 là các hành vi thương mại. Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 1997 định nghĩa hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan, còn hoạt động thương mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 1569 Luật Thương mại 1997 là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Các định nghĩa này không cho thấy rõ nội hàm của các khái niệm này có gì khác biệt nhau, mà dường như lại làm một trong hai trở nên thừa. Do đó, Luật Thương mại 2005 chỉ còn sử dụng khái niệm hoạt động thương mại để chỉ mục đích tồn tại của thương nhân và phạm vi điều chỉnh của Luật này. 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá chi tiết về hoạt động khuyến mại của thương nhân. Trong đó phải kể đến Luật Thương mại 2005, tại Mục 1 Chương IV là các quy định cụ thể về họat động khuyến mại. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật Thương mại 2005, thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại được chia thành 2 nhóm: Thương nhân trực tiếp thực hiện việc khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Điều 95 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại. Theo đó, khi tổ chức hoạt động khuyến mại thương nhân có các quyền: Được lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại; Quy định các lợi ích của khách hàng; Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại; Tự tổ chức thực hiện khuyến mại. Đi đôi với quyền lợi là nghĩa vụ được quy định tại điều 96 của Luật này. Thương nhân thực hiện việc khuyến mại có các nghĩa vụ: Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định; Thông báo công khai, thực hiện đúng các nội dung về khuyến mại với khách hàng; Trích 50% giá trị giải thưởng vào ngân sách nhà nước nếu không có người trúng thưởng; Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng (đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại). Quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đồng thời cũng góp phần điều chỉnh việc thực hiện hoạt động khuyến mại của thương nhân được nghiêm túc hơn. Điều 100 quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại. Đây là quy định thực sự cần thiết trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Khuyến mại là quyền của thương nhân, nhưng mỗi người là sử dụng các quyền của mình theo cách thức khác nhau. Vì thế, cần đưa ra quy định này để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh gây khó khăn cho thương nhân khác đồng thời gây nên những ảnh hưởng xấu đến lợi ích của khách hàng. Ngoài ra, ngày 22/05/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2018/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Tiêu biểu một số điểm mới của Nghị định 81/2018/NĐ-CP là quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 6 Nghị định này về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại lên đến 50% đối với các ngày bình thường, còn trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung thì hạn mức tối đa giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại có thể lên đến 100%. Nghị định còn quy định hạn chế hàng hóa, dịch vụ không được khuyến mại bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa ...

Tài liệu được xem nhiều: