Danh mục

Những bất cập về thể chế kinh tế - Rào cản của chủ trương sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.19 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra những bất cập đang nổi lên và trở thành rào cản của chủ trương sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là: những bất cập bắt nguồn từ hệ thống Luật pháp và Chính sách của Nhà nước; những bất cập bắt nguồn từ các Cơ quan tổ chức triển khai thực hiện hệ thống Luật pháp và Chính sách về kinh tế của Nhà nước;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bất cập về thể chế kinh tế - Rào cản của chủ trương sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại NHỮNG BẤT CẬP VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ-RÀO CẢN CỦA CHỦ TRƯƠNG SỚM ĐƯA NƯỚC TA TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI GS.TSKH Lê. Du Phong Hội khoa học Kinh tế Việt Nam I- Những bất cập của thể chế kinh tế Việt Nam hiện nay. Chủ trương xây dựng Việt Nam “ thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại” đã được Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ( 1996) ( Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, HN 2005, trang 466) và Đảng cũng khẳng định rằng đến năm 2020 phải cơ bản thực hiện được mục tiêu này : “Đẩy mạnh CNH-HĐH theo hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp” ( Văn kiện Đại hội IX (2001), sách đã dẫn, trang 750). Sau 15 năm thực hiện chủ trương được đề ra từ Đại hội VIII, thấy việc trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 đối với Việt Nam là khó thành hiện thực, Đại hội Đảng lần thứ XI ( 2011 ) đã điều chỉnh lại là “ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. ( Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, HN 2012, trang 103). Tuy nhiên, đến Đại hội Đảng lần thứ XII ( 2016), nhận thấy mục tiêu “ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” là không thể thực hiện được, nên Đại hội đã sửa lại là “ Sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Vấn đề đặt ra là: Vì sao một số nước và vùng lãnh thổ, chỉ sau hơn 20 năm phát triển họ đã trở thành nước công nghiệp hiện đại, còn ta cũng chừng ấy thời gian mà vẫn phải phấn đấu để sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại? ( cần nhớ rằng “sớm” là một khoảng thời gian rất khó lường và “ theo hướng hiện đại thì rất khác so với hiện đại”). Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình hình trên của Việt Nam, song theo Tôi, những bất cập về thể chế kinh tế là rào cản lớn nhất. “ Thể chế kinh tế, có thể hiểu, đó là “ luật chơi chính thức và phi chính thức được Nhà nước và Cộng đồng đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế”của một quốc gia, trong một giai đoạn nhất định. Trong phạm vi bài viết này Tôi không đề cập đến “luật chơi phi chính thức” do cộng đồng đặt ra, thì có thể thấy thể chế kinh tế gồm các bộ phận cấu thành sau đây: 158 i)-Hệ thống Luật pháp và Chính sách của Nhà nước về kinh tế ( gồm cả các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, cũng như các văn bản dưới Luật). ii)-Hệ thống các Cơ quan tổ chức triển khai thực hiện hệ thống Luật pháp và Chính sách về kinh tế ( Bao gồm Bộ máy tổ chức thực hiện, cơ chế thực hiện và tinh thần-thái độ-trách nhiệm của đội ngũ công chức thực thi công vụ). iii)-Các quy định của Nhà nước về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể, cũng như trình độ và ý thức của họ khi tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Xét trên cả ba phương diện đó, có thể thấy những bất cập đang nổi lên và trở thành rào cản của chủ trương sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là: 1-Những bất cập bắt nguồn từ hệ thống Luật pháp và Chính sách của Nhà nước: Trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là từ khi thực hiện Chủ trương “xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp”(1996) đến nay, hệ thống Luật pháp và Chính sách về kinh tế đã luôn được Nhà nước quan tâm xây dựng, đổi mới, sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước nhà và với các thông lệ của quốc tế. Mặc dù vậy, hiện tại hệ thống Luật pháp và Chính sách của Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất cập, trong đó đáng quan tâm là: i)-Chất lượng của các Luật và Chính sách được ban hành còn thấp, phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên, gây khó khăn không chỉ cho các doanh nghiệp và người dân trong việc chấp hành các quy định do Luật và Chính sách đưa ra, mà còn rất khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế trong việc tổ chức triển khai thực hiện các Luật và Chính sách đó. Luật và Chinh sách về đất đai là một điển hình. Luật Đất đai mới được ban hành năm 1993, năm 1998 phải sửa, năm 2001 tiếp tục sửa, rồi ban hành Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013. Mặt dù vậy, đất đai vẫn là vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay. Tham nhũng lớn nhất, thuận lợi nhất, béo bở nhất vẫn là tham nhũng đất đai. Một năm cả nước có hơn 200 ngàn đơn, thư khiếu kiện gửi cho các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, thì hơn 2/3 là có liên quan đến đất đai. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng vậy: Luật năm 1990, sửa đổi năm 1995, Luật 1998, sửa đổi năm 2003 và năm 2005, Luật năm 2008, sửa đổi năm 2014.v.v. ii)-Nhiều quy định của Luật và Chính sách mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc không phù hợp, do đó rất khó triển khai thực thi trong thực tiễn, chẳng hạn: +Theo Luật Đầu tư, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư không yêu cầu Nhà đầu tư phải nộp quyết định “Đánh giá tác động môi trường”, nhưng Luật Bảo vệ môi trường lại quy định quyết định phê duyệt báo cáo về “ Đánh giá tác động môi trường” là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ đầu tư dự án. 159 + Luật Phá sản là Luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn, thua lỗ có cơ hội rút khỏi thị trường một cách trật tự, góp phần tái phân phối tài sản, thúc đẩy lưu thông vốn trong nền kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và chủ nợ. Thế nhưng trong vòng 9 năm kể từ Luật Phá sản 2004 ( Luật đầu tiên là năm 1993) đến năm 2013, số doanh nghiệp không còn sản xuất-kinh doanh cần được giải thể là 140.000 doanh nghiệp, song do bất cập về pháp lý, nên chỉ mới giải quyết được có 336 doanh nghiệp... ...

Tài liệu được xem nhiều: