Xu hướng lược bớt những tín hiệu biểu cảm trực tiếp trong thơ đã tạo điều kiện cho sự thâm nhập của chất tự sự vào thơ. Một trong những tác giả đầu tiên thể hiện sự đổi mới như thế trong thơ là Trần Tế Xương. Mỗi bài thơ của ông được ví như một câu chuyện có cốt truyện, các nhân vật đều được gọi tên cụ thể. Và đặc biệt, thời gian, không gian trong thơ Tú Xương mang những đặc điểm của thời gian, không gian trong văn xuôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương
68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ SỰ
TRONG THƠ TRO PHÚNG TRẦN TẾ XƯƠNG
1
Đỗ Thị Ngọc Quyên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt:
tắt: Xu hướng lược bớt những tín hiệu biểu cảm trực tiếp trong thơ ñã tạo ñiệu kiện
cho sự thâm nhập của chất tự sự vào thơ. Một trong những tác giả ñầu tiên thể hiện sự
ñổi mới như thế trong thơ là Trần Tế Xương. Mỗi bài thơ của ông ñược ví như một câu
chuyện có cốt truyện, các nhân vật ñều ñược gọi tên cụ thể. Và ñặc biệt, thời gian, không
gian trong thơ Tú Xương mang những ñặc ñiểm của thời gian, không gian trong văn xuôi.
Từ khoá
khoá:
oá: Tú Xương, biểu hiện chất tự sự, thơ trào phúng.
1. MỞ ĐẦU
Thơ ca vốn ñược coi là một hình thức tổ chức ngôn từ nghệ thuật giàu nhạc ñiệu, giàu
hình ảnh, giàu cảm xúc và có tính ña nghĩa. Người viết cũng như người ñọc ñến với thơ ñể
chia sẻ sự ñồng ñiệu trong tình cảm, cảm xúc. Cho nên, nếu trả thơ về với bản chất nguyên
thuỷ của nó thì sẽ thấy: dù nó có nhiều khoảng trắng hơn văn xuôi nhưng nó lại rất giàu
tiềm năng biểu cảm nhờ những thán từ, những câu hỏi tu từ, những tính từ hay trạng từ
biểu cảm... Nhưng, theo thời gian, càng ngày thơ càng không dựa nhiều vào thán từ ñể thể
hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình nữa. Xu hướng lược bớt những tín hiệu biểu cảm trực
tiếp trong thơ ñã tạo ñiệu kiện cho sự thâm nhập của chất văn xuôi vào thơ. Chìm ñi trong
sự lên ngôi của sự kiện, của cốt chuyện, và của ngôn ngữ hướng ngoại, thiết nghĩ, lại là
môt hướng ñi hay cho nhân vật trữ tình trong cách thể hiện cảm xúc. Một trong những tác
giả ñầu tiên thể hiện sự ñổi mới như thế trong thơ là Trần Tế Xương. Mỗi bài thơ của ông
ñược ví như một câu chuyện có cốt truyện, các sự kiện, nhân vật ñều ñược gọi tên cụ thể và
ñặc biệt, thời gian, không gian trong thơ Tú Xương mang những ñặc ñiểm của thời gian,
không gian trong văn xuôi.
1
Nhận bài ngày 15.05.2015; gửi phản biện và duyệt ñăng ngày 24.05.2016
Liên hệ tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quyên; Email: dongocquyenbx1@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 5/2016 69
2. NỘI DUNG
2.1. Mỗi bài thơ là một câu chuyện kể có cốt truyện
Không thể phủ nhận rằng hướng tiếp cận cuộc sống trong trạng thái của văn xuôi làm
cho cảm xúc trong thơ Tú Xương có thêm ý nghĩa ñể tồn tại, cho dù ñó có thể là những xúc
cảm có phần tiêu cực, bi quan. Hay nói cách khác, sự chân thành của xúc cảm trong thơ Tú
Xương ñược hình thành từ sự hiện diện của cái lõi sự thật. Tú Xương tái hiện trong thơ bức
tranh toàn cảnh của xã hội buổi giao thời, nơi những dư chấn văn hoá phương Tây ñang
làm xô lệch ñi mọi giá trị ñạo ñức. Hai mối quan hệ làm rường cột của ñạo lý: tình phụ -
tử, nghĩa phu - thê ñã trở nên nhem nhuốc vô cùng. Đây là một trong rất nhiều câu chuyện
của thời ñại ấy:
Cô ký sao mà ñã chết ngay?
Ô hay, trời chẳng nể ông Tây!
Gái tơ ñi lấy làm hai họ,
Năm mới vừa sang ñược một ngày.
Hàng phố khóc bằng câu ñối ñỏ,
Ông chồng thương ñến cái xe tay!
Gớm ghê cho những cô con gái,
Mà vẫn ñua nhau lấy các thầy!
(Mồng hai tết, viếng cô ký)
Bài thơ, ngay từ ñầu ñã mở ra mối quan hệ tay ba phức tạp giữa cô ký, thầy ký và quan
Tây. Bởi lẽ, cô ký chết nhưng tác giả không tỏ ý thương cô, cũng không phải thầy ký mà
lại buông lời than tiếc ông Tây. Câu chuyện ñến ñây mới ñược vỡ lẽ: Thầy ký vừa làm
trong công sở, vừa mở một hiệu cho thuê xe tay. Để tiện cho việc làm ăn, thầy ta lấy một
cô vợ hai rất trẻ rồi cho cô ñi giao thiệp với viên cẩm Tây. Cố nhiên, viên cẩm Tây mắc
kế mỹ nhân và ñể thầy ký hưởng khá nhiều quyền lợi. Nhưng rủi thay, cô ký lại chết. Nhà
văn Nguyễn Tuân, vì thế, viết: người làm thơ có nhắc ñến một ông Tây và một cái xe tay.
Tôi cho rằng hai hình ảnh ñó mới là cái hứng vị chính của bài thơ hiện thực một cách mỉa
mai này [1, tr. 304]. Lời than vãn Ô hay trời chẳng nể ông Tây của Tú Xương mang ý
châm biếm, thương cho ông Tây mất một thứ ñồ chơi. Nhưng chưa dừng lại ở ñó, tính chất
hài hước của câu chuyện còn ñược ñẩy lên ñến mức cay ñộc: cô ký chết vào ngày mùng hai
tết, ngày ñó người ta còn mải vui với niềm vui năm mới của mình, nào có ai quan tâm ñến
cái chết của cô. Thực tế thì, người chết cứ chết, người ăn tết cứ ăn tết. Ngay cả ñến ông
chồng cũng chỉ thương ñến cái sự nghiệp xe tay từ ñây dang dở vì không có cô. Mối quan
hệ giữa con người với con người sao mà nhạt nhẽo, bạc bẽo. Sự suy thoái ñạo ñức này sở
70 ...