Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các dấu hiệu nguy cơ sử dụng ma túy ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tâm lí và môi trường sống tham gia vào việc hình thành nguy cơ sử dụng ma túy, sự tương tác giữa các yếu tố đó và các mô hình nguy cơ sử dụng ma túy với các dấu hiệu cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma túy ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 109-119This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0036NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ NGUY CƠ SỬ DỤNG MA TUÝỞ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGĐào Minh ĐứcKhoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các dấu hiệu nguy cơ sử dụng ma tuý ởlứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tâm lí vàmôi trường sống tham gia vào việc hình thành nguy cơ sử dụng ma tuý, sự tương tác giữacác yếu tố đó và các mô hình nguy cơ sử dụng ma tuý với các dấu hiệu cụ thể. Nghiên cứulà cơ sở cho các nhà tâm lí học sử dụng trong môi trường học đường nhằm xác định nguycơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông, làm cơ sở cho việc can thiệp phòngngừa nguy cơ sử dụng ma tuý cho học sinh trong các nhà trường phổ thông.Từ khóa: Ma túy, sử dụng ma túy, nguy cơ, nguy cơ sử dụng ma túy, dấu hiệu của nguy cơsử dụng ma túy.1.Mở đầuViệc tìm ra một cá nhân có nguy cơ sử dụng ma tuý để từ đó có biện pháp can thiệp phòngngừa từ sớm, giúp họ không tiếp cận sử dụng ma tuý là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trongxã hội hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông với những đặc điểm tâm sinh lírất dễ tiếp cận việc sử dụng ma tuý. Nhiệm vụ này được các nhà khoa học trên Thế giới nói chungvà Việt nam nói riêng rất quan tâm và nghiên cứu.Trên thế giới có thể kể đến một số nghiên cứu nổi bật như: Các tác giả Alfred Mcalister,Cheryl Perry, Joel Killen, Lee Ann Slinkard, và Nathan Maccoby trong “Nghiên cứu thử nghiệmvề phòng ngừa lạm dụng ma túy, rượu và thuốc lá” năm 1998, đã đưa ra những đánh giá về tìnhhình SDMT trong học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng, nguyên nhân dẫn đến việcSDMT, một số giải pháp, biện pháp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ học sinh không tiếp cận sử dụngma túy [8]. Năm 2011, công trình nghiên cứu “Trẻ em và vấn đề lạm dụng ma túy” của Quỹ Nhiđồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã nghiên cứu và trình bày các vấn đề cơ bản về ma túy, tác độngcủa ma túy đối với trẻ em, những dấu hiệu nhận biết học sinh có nguy cơ sử dụng thử và sử dụngma tuý, đặc biệt là trẻ em độ tuổi đầu thanh niên [9]. Tác giả Lewayne D. Gilchrist nghiên cứu vềnguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng ở một trẻ có nguy cơ caoSDMT [10], gồm có: Các yếu tố hành vi cá nhân, các yếu tố về thái độ cá nhân, các yếu tố về tâmlí bên trong, các yếu tố gia đình, các yếu tố về môi trường cộng đồng...Các nghiên cứu tại Việt Nam có thể kể đến như: Nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Bừngnghiên cứu về “Phòng chống ma túy trong trường học” [1]. Tác giả Trần Quốc Thành trong đề tài“Thực trạng và giải pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay” - năm 2000 [7].Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 21/2/2017.Liên hệ: Đào Minh Đức, e-mail: minhduc1174@hnue.edu.vn109Đào Minh ĐứcTác giả Phan Thị Mai Hương trong luận án tiến sĩ tâm lí học “Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàncảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý và mối tương quan giữa chúng” [4]. Phan Xuân Biênvà Hồ Bá Thâm trong cuốn “Tâm lí học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy” [3]. Tác giảLê Văn Cuộc trong luận án tiến sĩ giáo dục học “Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho họcsinh trường Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh” [2]...Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảovệ trong việc phòng ngừa sử dụng ma tuý, tuy nhiên còn chưa rõ ràng, cụ thể về các yếu tố tâm lídẫn đễn nguy cơ SDMT bên trong mỗi cá nhân, đồng thời mới chỉ đề cập sơ bộ về mối liên quangiữa các yếu tố tâm lí bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài trong việc hình thành nguycơ SDMT, chưa chỉ rõ được cơ chế tương tác giữa các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ vớimôi trường sống, cũng như chưa chi rõ các mức độ và mô hình nguy cơ SDMT ở lứa tuổi học sinhTHPT. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu dù có đề cập đến các yếu tố tâm lí của cá nhândẫn đến việc SDMT nhưng chưa chỉ ra được cụ thể các yếu tố tâm lí nào là tiềm tàng chủ yếu dẫnđến SDMT, cũng như chưa chỉ ra được cơ chế tương tác giữa các yếu tố tâm lí bên trong và cácyếu tố môi trường sống bên ngoài trong việc hình thành nguy cơ SDMT. Đặc biệt, chưa có nghiêncứu nào chỉ ra các dấu hiệu cụ thể của nguy cơ SDMT.Chính vì lí do đó, nghiên cứu này sẽ đi sâu và làm rõ những yếu tố tâm lí nổi bật nào ở cánhân và các yếu tố nổi bật nào của môi trường sống và sự tương tác giữa các yếu tố đó trong việchình thành nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, những biểu hiện cụthể về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, để từ đó có cơ sở khoa họccho việc xác định nguy cơ sử dụng ma tuý và các biện pháp phòng ngừa từ sớm cho lứa tuổi họcsinh trung học ...