Danh mục

Những bước thăng trầm trong quan hệ Indonesia - Việt Nam trên lĩnh vực an ninh chính trị (1964-1991)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.37 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan hệ Indonesia - Việt Nam (1964-2010) là mối quan hệ láng giềng, trải qua những bước thăng trầm đáng kể trên lĩnh vực an ninh chính trị trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước. Tuy ở vào những thời điểm khó khăn nhất Indonesia vẫn giữ quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bước thăng trầm trong quan hệ Indonesia - Việt Nam trên lĩnh vực an ninh chính trị (1964-1991) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 111-115 NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM TRONG QUAN HỆ INDONESIA - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC AN NINH CHÍNH TRỊ (1964-1991) Lê Thị Liên Trường Đại học An Giang E-mail: lelien4580@yahoo.com Tóm tắt. Quan hệ Indonesia - Việt Nam (1964-2010) là mối quan hệ láng giềng, trải qua những bước thăng trầm đáng kể trên lĩnh vực an ninh chính trị trong lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước. Tuy ở vào những thời điểm khó khăn nhất Indonesia vẫn giữ quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ Chiến tranh lạnh. Điều này hoàn toàn củng cố niềm tin của Việt Nam đối với Indonesia và ngược lại, Indonesia cũng thể hiện sự tin tưởng sâu sắc vào Việt Nam trong việc giải quyết “vấn đề Campuchia”. Việc “vấn đề Campuchia” được giải quyết đã mở ra một điều kiện thuận lợi cho hai nhóm nước trong khu vực đến với nhau. Qua đó, vai trò của Indonesia ngày càng được củng cố trong khu vực và nâng cao trên trường quốc tế.1. Mở đầu Cuối những năm 60 và suốt thập niên 70 của thế kỷ XX, Chiến tranh lạnhbước vào giai đoạn cao trào, sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN và XHCNđã biến Đông Nam Á trở thành một trong những điểm nóng trong quan hệ quốctế. Sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc Xô - Mỹ đã biến bán đảo ĐôngDương thành nơi mà hai bên đều muốn tỏ rõ sức mạnh quân sự của mình. Theođó, các nước Đông Nam Á cũng chia làm hai phe, tạo nên một mâu thuẫn lớn ngaychính trong khu vực, thể hiện rõ sự chi phối giữa hai khối Đông - Tây trong quanhệ quốc tế, ASEAN và Đông Dương là đại diện cho mâu thuẫn đó. Từ đó, quanhệ Indonesia - Việt Nam cũng bị tác động và bước vào những thăng trầm đáng kể(1964-1991).2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bước khởi đầu: quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ (1964-1965) Chính phủ Indonesia cùng với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyếtđịnh nâng mối quan hệ hai nước từ hàng Tổng lãnh sự lên cấp Đại sứ quán (10-8-1964). Đây là việc làm của một người bạn tốt, thuỷ chung và thể hiện niềm tin sâu 111 Lê Thị Liênsắc đối với Việt Nam trong lúc Việt Nam gặp cảnh khó khăn. Hơn nữa, Chính phủIndonesia cắt quan hệ ngoại giao với Chính quyền Sài Gòn cũng là sự thể hiện hếtlòng ủng hộ của Chính phủ Indonesia đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nướccủa nhân dân Việt Nam. Sự ủng hộ này đã góp phần đưa mối quan hệ hai nước lêntới đỉnh cao của tình đoàn kết trên mặt trận chống chủ nghĩa đế quốc thực dân vìđộc lập dân tộc. Năm 1965, nhiều tổ chức phụ nữ, thanh niên, sinh viên, công nhânở các nhà máy xí nghiệp kéo đến Lãnh sự quán Mỹ (Jakarta) để phản đối đế quốcMỹ tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam [2]. Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất cảm kích khi nhận được sự đồng tìnhủng hộ của Chính phủ và nhân dân Indonesia đối với cuộc kháng chiến chống Mỹcứu nước. Càng xúc động hơn nữa khi Hội những nhà khoa học Indonesia cũng quantâm và bày tỏ quan điểm của mình là cực lực lên án mọi hình thức lạm dụng khoahọc mà bọn đế quốc Mỹ đã làm trong cuộc chiến tranh bẩn thỉu của chúng ở ViệtNam và đòi Chính phủ Mỹ chấm dứt ngay hành động can thiệp đó [3]. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam lên tiếng ủng hộ Indonesia đấu tranh chốnglại sự can thiệp và lật đổ của nước ngoài, giải phóng Tây Irian, đồng thời “đập tanMalaysia” tiến tới xây dựng đất nước. Để tỏ rõ thiện chí của Việt Nam trong buổiđầu thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ, Chính phủ Việt Nam đã có chuyếnthăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (4-1965), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng BộNgoại giao Nguyễn Duy Trinh đến Indonesia. Tuy cuộc đảo chính ngày 30-9-1965 ở Indonesia bất thành nhưng đã đưa đếnthời kỳ “Trật tự mới” với sự nắm quyền của tướng Suharto với những thay đổi quantrọng trong chính sách đối nội và đối ngoại. Những thay đổi này đã tác động khôngnhỏ và làm cho quan hệ Indonesia - Việt Nam trở nên trầm lắng trong gần một thậpkỷ sau đó.2.2. Thời kỳ trầm lắng trong quan hệ hai nước (1966-1974) Sau khi Tổng thống Suharto lên nắm chính quyền, Chính phủ và nhân dânViệt Nam không còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ Indonesia nhưthời Tổng thống Sukarno nữa. Đây chính là “nốt trầm” chủ đạo của quan hệ hainước trong gần suốt thập kỷ đầu tiên của chế độ mới này (1966-1974). Chính phủ Suharto hướng tới ủng hộ và muốn nối lại quan hệ ngoại giao vớiChính quyền Sài Gòn đã bị cắt đứt từ năm 1964, trục xuất những người ở Mặt trậnDân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam đang làm nhiệm vụ ở Jakarta, giữ khoảngcách nhất định với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (dẫn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: