Thông tin tài liệu:
Những cách giản đơn trị dư a-xít dạ dàyBạn hay bị ợ chua, chua miệng, đầy hơi ư? Có thể là do dạ dày của bạn chứa quá nhiều a-xít. Bệnh dư a-xít dạ dày để lâu ngày không chữa trị sẽ dễ dẫn đến loét bao tử, xuất huyết bao tử… Theo báo The Times of India, thực hiện một số lời khuyên sau của các chuyên gia Ấn Độ sẽ giúp bạn tránh được tình trạng khó chịu này. Đó là: - Tránh dùng thức uống có hơi cũng như chứa caffeine. Thay vào đó, bạn nên chọn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cách giản đơn trị dư a-xít dạ dày Những cách giản đơn trị dư a-xít dạ dày Bạn hay bị ợ chua, chua miệng, đầy hơi ư? Có thể là do dạ dày của bạnchứa quá nhiều a-xít. Bệnh dư a-xít dạ dày để lâu ngày không chữa trị sẽ dễ dẫnđến loét bao tử, xuất huyết bao tử… Theo báo The Times of India, thực hiện một số lời khuyên sau của cácchuyên gia Ấn Độ sẽ giúp bạn tránh được tình trạng khó chịu này. Đó là: - Tránh dùng thức uống có hơi cũng như chứa caffeine. Thay vào đó, bạnnên chọn trà thảo mộc. - Tránh dùng đồ chua, tương ớt, giấm… - Chưng lá bạc hà và uống một tách nước sắc từ lá bạc hà sau mỗi bữa ăn. Ăn một ít dưa hấu sẽ giúp bạn tránh được các triệu chứng khó chịu của bệnh dư a-xít dạ dày - Ảnh: Shutterstock - Đường thốt nốt, chuối, chanh và sữa chua là những thực phẩm giúp bạntránh được nguy cơ bị độ a-xít dâng cao trong dạ dày. - Hút thuốc lá nhiều và uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng nồng độ a-xít, vìthế bạn nên giảm dùng hai thứ này. - Nên dùng một ly nước âm ấm mỗi ngày. - Nếu chọn trái cây, bạn nên ăn chuối, dưa hấu và dưa leo. Nước dưa hấu làmột “loại thuốc” trị tính a-xít tuyệt vời. - Dùng bữa ăn tối ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ. - Nếu có điều kiện, bạn nên uống một ly sữa mỗi ngày. - Thử nhai kẹo cao su (chewing-gum). Nước bọt được tiết ra giúp chuyểnthức ăn qua thực quản, làm dịu triệu chứng ợ chua. - Ăn một ít gừng cũng rất hữu ích cho bạn vì gừng giúp kích thích tiêu hóa. - Uống một ly nước chanh đường một giờ trước khi dùng bữa sẽ giúp giảmcác triệu chứng khó chịu của bệnh dư a-xít. - Bổ sung các loại rau củ như bí ngô, cải bắp, cà rốt và hành lá… trong chếđộ ăn uống hằng ngày của bạn. Vì sao bị đầy hơi? Đầy hơi là hiện tượng có nhiều hơi trong dạ dày, ruột. Đầy hơi thường làbệnh chức năng, nghĩa là không do tổn thương thực thể, vì thế người bệnh khôngnên quá lo lắng. Hiện tượng hơi tăng lên trong ống tiêu hóa là do khá nhiều nguyên nhân.Thường gặp nhất là rối loạn chuyển hóa chất tinh bột, do sự lên men của vi khuẩn. Ở người khỏe mạnh cũng có tới 20% bị rối loạn hấp thu tinh bột. Chỉ cógạo và bột mì không có gluten là được hấp thu hoàn toàn. Các loại tinh bột khácnhư lúa yến mạch, khoai tây, bắp có thể gây rối loạn hấp thu một phần. Các loạitinh bột từ đậu, thực phẩm họ đậu, đường fructo, sorbitol trong trái cây... dễ gâyrối loạn hấp thu nhất. Đầy hơi cũng thường gặp trong loại bệnh rối loạn vận động ống tiêu hóa vàbệnh chuyển hóa. Ngoài ra, đầy hơi còn có thể do ứ phân (thường gặp trong hội chứng đạitràng kích thích, chứng táo bón tự miễn, chứng chậm tiêu không có ổ loét, bệnhtiêu chảy chức năng); sau mổ tạo hình thực quản, sau mổ dạ dày tá tràng, sau thủthuật nội soi đại tràng, cắt polyp đại tràng; do bệnh suy tuyến giáp trạng; dùng mộtsố thuốc như thuốc ức chế kênh canxi, thuốc chữa trầm cảm. Chứng đầy hơi có thểđiều trị dứt điểm nếu phát hiện đúng nguyên nhân. Vì thế, bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hoá để làm các xét nghiệm, từ đóđược bác sĩ tư vấn cụ thể hơn. Bên cạnh đấy, bạn cần thay đổi thói quen ăn uốngnhư hạn chế ăn kẹo hoặc nhai kẹo cao su, bỏ thuốc lá, giữ vệ sinh răng miệng sạchsẽ để giảm nuốt hơi; hạn chế dùng các thực phẩm gây nhiều hơi như nước uống cóga, thực phẩm họ đậu...