Những cách giúp bé khéo léo hơn
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 513.80 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thấy Bống lăng xăng muốn giúp mẹ làm bánh, chị Hòa xua tay: "Thôi, con đừng đụng vào, không lại vương hết bột ra sàn mất". "Này, con tránh xa con dao ra kẻo đứt tay bây giờ", chị lại nói khi thấy con muốn gọt cà rốt.
Thay vì "làm hộ" tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ lóng ngóng, vụng về là quý tử được chăm sóc quá mức. Những "cậu ấm cô chiêu" này suốt ngày nghe...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cách giúp bé khéo léo hơn Những cách giúp bé khéo léo hơn Thấy Bống lăng xăng muốn giúp mẹ làm bánh, chị Hòa xua tay: Thôi, con đừng đụng vào, không lại vương hết bột ra sàn mất. Này, con tránh xa con dao ra kẻo đứt tay bây giờ, chị lại nói khi thấy con muốn gọt cà rốt. Thay vì làm hộ tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ lóng ngóng, vụng về là quý tử được chăm sóc quá mức. Những cậu ấm cô chiêu này suốt ngày nghe cha mẹ nhắc Đừng trèo lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy, đừng đụng vào đó con yêu, nó sẽ làm con đau, con đừng làm cái này, con không được sờ vào cái kia. Rốt cuộc, chúng chẳng biết bản thân mình có thể làm được việc gì và đến mức nào. Để giúp con trở nên khéo léo hơn, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau đây: Kiên nhẫn: Khi thấy con vụng về, chậm chạp, làm vỡ cốc khi rót nước hay lúng túng buộc dây giày đến nửa tiếng chưa xong, các bà mẹ thường bực mình, chỉ muốn làm hộ chúng để đỡ mất thời gian. Nhưng thực ra họ không nên làm như vậy. Đứa trẻ cần có thời gian để tập làm mọi thứ cho quen. Bạn cần khuyến khích con tự làm mọi việc. Tập luyện hằng ngày: Bạn có hàng nghìn cách để bé vừa học vừa chơi mà vẫn đạt được mục đích. Hãy để cho bé tự xúc cơm, rót nước hay nhờ con cùng trải giường với bạn, để bé giúp mẹ mở gói bánh hay xếp gọn các hộp giấy... Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở con. Tập cho trẻ thói quen quan sát: Nhiều khi, bạn không nhất thiết bắt trẻ lặp đi lặp lại một việc. Các mẹ có thể khuyến khích bé quan sát mọi thứ trước khi bắt tay vào việc, kiểu như: Con thấy không, để gần bát lại sẽ đỡ vung vãi hơn, con đứng lên cái ghế này sẽ lấy nó dễ hơn... Cách làm này sẽ tạo cho bé thói quen suy nghĩ và tưởng tượng kết quả trước mỗi việc làm. Cùng làm các đồ thủ công với bé: Các hoạt động chân tay này thực sự có ích không những đối với trẻ em vụng về mà với tất cả các bé nói chung. Vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét hay gấp đồ chơi từ giấy đều là những hoạt động khiến trẻ trở nên khéo léo, cẩn thận và kiên nhẫn hơn. Chơi thể thao: Đây là sự khởi đầu rất tốt với con bạn. Bởi vì, mọi môn thể thao đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các động tác và sự tập trung. Để đá bóng vào gôn hay vật ngã được đối thủ, bé cần suy nghĩ và lựa chọn động tác phù hợp nhất. Để bé thư giãn: Bé cũng rất cần những giây phút thư giãn. Con bạn sẽ khỏe mạnh, khéo léo hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn con nghỉ ngơi hợp lý
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cách giúp bé khéo léo hơn Những cách giúp bé khéo léo hơn Thấy Bống lăng xăng muốn giúp mẹ làm bánh, chị Hòa xua tay: Thôi, con đừng đụng vào, không lại vương hết bột ra sàn mất. Này, con tránh xa con dao ra kẻo đứt tay bây giờ, chị lại nói khi thấy con muốn gọt cà rốt. Thay vì làm hộ tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ lóng ngóng, vụng về là quý tử được chăm sóc quá mức. Những cậu ấm cô chiêu này suốt ngày nghe cha mẹ nhắc Đừng trèo lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy, đừng đụng vào đó con yêu, nó sẽ làm con đau, con đừng làm cái này, con không được sờ vào cái kia. Rốt cuộc, chúng chẳng biết bản thân mình có thể làm được việc gì và đến mức nào. Để giúp con trở nên khéo léo hơn, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau đây: Kiên nhẫn: Khi thấy con vụng về, chậm chạp, làm vỡ cốc khi rót nước hay lúng túng buộc dây giày đến nửa tiếng chưa xong, các bà mẹ thường bực mình, chỉ muốn làm hộ chúng để đỡ mất thời gian. Nhưng thực ra họ không nên làm như vậy. Đứa trẻ cần có thời gian để tập làm mọi thứ cho quen. Bạn cần khuyến khích con tự làm mọi việc. Tập luyện hằng ngày: Bạn có hàng nghìn cách để bé vừa học vừa chơi mà vẫn đạt được mục đích. Hãy để cho bé tự xúc cơm, rót nước hay nhờ con cùng trải giường với bạn, để bé giúp mẹ mở gói bánh hay xếp gọn các hộp giấy... Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở con. Tập cho trẻ thói quen quan sát: Nhiều khi, bạn không nhất thiết bắt trẻ lặp đi lặp lại một việc. Các mẹ có thể khuyến khích bé quan sát mọi thứ trước khi bắt tay vào việc, kiểu như: Con thấy không, để gần bát lại sẽ đỡ vung vãi hơn, con đứng lên cái ghế này sẽ lấy nó dễ hơn... Cách làm này sẽ tạo cho bé thói quen suy nghĩ và tưởng tượng kết quả trước mỗi việc làm. Cùng làm các đồ thủ công với bé: Các hoạt động chân tay này thực sự có ích không những đối với trẻ em vụng về mà với tất cả các bé nói chung. Vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét hay gấp đồ chơi từ giấy đều là những hoạt động khiến trẻ trở nên khéo léo, cẩn thận và kiên nhẫn hơn. Chơi thể thao: Đây là sự khởi đầu rất tốt với con bạn. Bởi vì, mọi môn thể thao đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các động tác và sự tập trung. Để đá bóng vào gôn hay vật ngã được đối thủ, bé cần suy nghĩ và lựa chọn động tác phù hợp nhất. Để bé thư giãn: Bé cũng rất cần những giây phút thư giãn. Con bạn sẽ khỏe mạnh, khéo léo hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn con nghỉ ngơi hợp lý
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mẹo giúp bé khỏe léo bí quyết giúp bé khéo léo cách giúp bé khéo léo kỹ năng sống kỹ năng mềm nghê thuật sốngTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 781 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 424 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 386 0 0 -
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 321 2 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 307 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 297 0 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 258 3 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 237 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 231 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 231 0 0