Danh mục

Những cách giúp miệng thơm hơn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hôi miệng không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó khiến người ta mất tự tin khi giao tiếp.Một số nguyên nhânHôi miệng là một triệu chứng lâm sàng, biểu hiện chủ yếu là trong miệng có mùi khác thường. Tình trạng này thường xảy ra là do chức năng của phổi, dạ dày suy giảm, âm suy hỏa thịnh, thức ăn tích tụ, mắc bệnh về răng miệng, hay khoang miệng không sạch...Thông thường, hôi miệng hay gặp là do khoang miệng không sạch, hoặc ruột, dạ dày nóng dẫn đến.Chẳng hạn, sau khi ăn uống mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những cách giúp miệng thơm hơn Những cách giúp miệng thơm hơn Hôi miệng không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó khiến người ta mấttự tin khi giao tiếp. Một số nguyên nhân Hôi miệng là một triệu chứng lâm sàng, biểu hiện chủ yếu là trong miệngcó mùi khác thường. Tình trạng này thường xảy ra là do chức năng của phổi, dạdày suy giảm, âm suy hỏa thịnh, thức ăn tích tụ, mắc bệnh về răng miệng, haykhoang miệng không sạch... Thông thường, hôi miệng hay gặp là do khoang miệng không sạch, hoặcruột, dạ dày nóng dẫn đến. Chẳng hạn, sau khi ăn uống mà không súc miệng, không đánh răng dễ tạođiều kiện để vi khuẩn xâm nhập khoang miệng dẫn đến hôi miệng. Nếu ăn uốngkhông thích hợp, không chú trọng phối hợp dinh dưỡng mà dẫn đến bệnh nhưbệnh về ruột, dạ dày, bệnh về gan… cũng sẽ dẫn đến hôi miệng. Ngoài ra, ăn mộtsố thức ăn có tính cay (như: tỏi, hành, hẹ), thức ăn ôi thiu cũng có thể dẫn đến hôimiệng. Khắc phục Để khắc phục chứng hôi miệng, trong một số trường hợp cũng không khólắm. Những phương pháp đơn giản sau sẽ giúp chúng ta có hơi thở thơm tho hơn: Về ăn uống điều trị hợp lý - không nên ăn quá no, đặc biệt là bữa tối nên ănvừa đủ để tránh tỳ vị phải làm việc nặng, tiêu hóa không tốt; ăn uống có điều tiết,không ăn hoặc ít ăn thức ăn cay, như hành, tỏi, đậu phụ thối, một số rau ngâm đãcó mùi chua thối; tránh dùng những thức ăn dễ mắc răng; giảm những món ăn cónhiều chất béo, mà dùng nhiều rau xanh, hoa quả; hoặc sau khi ăn cơm nhai mộtmiếng bạc hà cũng là phương pháp tốt để điều trị hôi miệng, vì bạc hà có chứanhiều chất diệp lục mà chất diệp lục là thành phần quan trọng của đường bạc hàlàm sạch miệng. Về vệ sinh - vệ sinh lưỡi là việc làm cần quan tâm hàng đầu; để có hơi thởthơm tho, cần phải vệ sinh lưỡi thật sạch sẽ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên bạn nên cạo lưỡi khi đánh răng, để loại trừ nhữngvi khuẩn cư trú ở vùng lưỡi; cần phải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc đánhrăng sau mỗi bữa ăn. Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ những thức ăn dư thừa còn bám lại trongmiệng sau khi ăn. Nếu không bị lấy đi, những mảnh vụn thức ăn này sẽ tích tụ lạitạo thành những mảng bám và chính nó là tác nhân gây hôi miệng. Cần giữ ẩmkhoang miệng - nếu khoang miệng luôn bị khô, sẽ là thủ phạm gây nên chứng hôimiệng. Và đừng quên thư giãn - bởi stress và những mối băn khoăn lo lắng là mộttrong những nhân tố gây nên chứng hôi miệng. Thậm chí nếu bị stress với cườngđộ lớn, trong thời gian dài, bạn còn có nguy cơ mắc phải các căn bệnh liên quanđến hệ tiêu hóa... Yếu tố nước cũng quan trọng - cần uống từ 6 - 8 cốc nước/ngày. Thiếunước là một trong những nguyên nhân làm hôi miệng. Tuy nhiên cần lưu ý, để phòng ngừa chứng hôi miệng, chỉ nên uống nước15 phút sau bữa ăn. Không uống nước trong và trước khi ăn vì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêuhóa, đồng nghĩa với việc chứng hôi miệng có điều kiện “tấn công” nếu như hệ tiêuhóa gặp phải những rắc rối…

Tài liệu được xem nhiều: